Bố trí, phân công lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hàng hải MACS (Trang 42 - 43)

Phân công lao động là quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định và theo một điều kiện sản xuất xác định khác nhau.

Phân công lao động là bố trí, sắp xếp nhân viên, nhóm nhân viên khác nhau vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo năng lực, trình độ chuyên môn, sức khỏe, sở trường của người lao động để mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.

Mục tiêu của phân công lao động:

Phân công lao động đảm bảo đủ số lượng lao động, chất lượng lao động, đúng người, đúng việc đáp ứng đươc yêu cầu và tính chất công việc.

Phân công lao động đảm bảo cho công việc được hoàn thành theo đúng thời hạn được giao, tạo sự mềm dẻo, tính linh hoạt trong sử dụng lao động.

Nguyên tắc phân công lao động:

Khi thực hiện phân công lao động cần phải căn cứ vào sở trường, năng lực, trình độ và nguyện vọng của người lao động.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện lao động cho người lao động Phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người lao động

Các hình thức bố trí, phân công lao động

Phân công lao động theo công nghệ: Theo tính chất và yêu cầu của việc ứng dụng quy trình công nghệ để phân công lao động cho phù hợp, tạo điều kiện nâng cao

trình độ chuyên môn của người lao động.

Phân công lao động theo trình độ: Tùy vào trình độ của người lao động mà phân công công việc theo từng mức độ (đơn giản và phức tạp).

Phân công lao động theo chức năng: Phân chia công việc theo hệ thống nhất định trong mối quan hệ với chức năng mà họ đảm nhiệm, mang tính chất chuyên môn hóa hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hàng hải MACS (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)