Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hàng hải MACS (Trang 51 - 53)

Kinh tế

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh là nhân tố đầu tiên phải kể đến khi nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, công ty một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động như giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ tạm, hoặc cho nghỉ việc.

Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định công ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi công ty phải tuyển thêm người có trình độ,

Tổng sản lượng Tổng số lao động

Tổng lợi nhuận Tổng số lao động

Tổng số lao động Doanh thu thuần

đòi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, và cải thiện điều kiện làm việc.

Dân số/lực lượng lao động

Tỷ lệ dân số phát triển nhanh làm cho lượng lao động hàng năm tăng lên, tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và lựa chọn lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, điều đó cũng gây áp lực cho việc tạo thêm nhiều công việc mới và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao mang lại tính hiệu quả trong cạnh tranh. Ngược lại, dân số phát triển chậm sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động và khan hiếm dần nguồn nhân lực. Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 52% lực lượng lao động xã hội) cũng ảnh hướng đến công việc, xét trên phương diện thai sản, chăm sóc con cái.

Pháp luật

Các doanh nghiệp đều được bình đẳng với nhau trên mọi khía cạnh, được phép kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cho phép. Pháp luật ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực, chi phối mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp.

Văn hóa – xã hội

Văn hóa xã hội của một nước ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân lực. Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp với đà phát triển của thời đại, nó sẽ kìm hãm sự phát huy năng lực của người lao động. Việt Nam là quốc gia có nền văn hoá đa dạng, mỗi vùng miền có nền văn hóa khác nhau. Sự khác nhau về văn hoá có thể tạo nên những mâu thuẫn trong doanh nghiệp giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với cấp quản lý. Văn hoá nước ta chịu ảnh hưởng từ nên kinh tế nông nghiệp, tuy người lao động cần cù kiên nhẫn nhưng thiếu sự năng động và sáng tạo trong công nghiệp và tác phong công nghiệp. Tinh thần làm việc nhóm, tập thể còn kém, thích làm cá nhân. Văn hoá doanh nghiệp xây dựng phù hợp với văn hoá chung của xã hội.

Khoa học – kỹ thuật

Ngày nay với sự phát triển vượt trội của khoa học công nghệ - sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0 đã làm giảm bớt việc sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao

động tay chân, thay vào đó là đòi hỏi lao động chất lượng cao. Doanh nghiệp phải đối mặt với lượng lao động dư thừa cũng như cải thiện chính sách để thu hút lao động chất lượng cao, hoặc quan tâm sâu sắc đến đào tạo người lao động.

Đối thủ cạnh tranh

Nhân sự là cốt lõi của mọi hoạt động quản trị. Trong nền kinh tế thị trường không chỉ cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ, mà còn cạnh tranh về nhân sự để tìm cho doanh nghiệp mình những lao động giỏi, chất lượng cao. Do vậy, cần phải có những chính sách để duy trì và phát triển nguồn lao động để họ gắn bó với doanh nghiệp.

Khách hàng

Như chúng ta đã biết, cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến là tạo ra doanh thu – khách hàng chính là mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu không có khách hàng, không tạo ra doanh thu và lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực.

Chính quyền và đoàn thể

Công tác quản trị nhân lực cũng chịu sự chi phối về các chế độ và chính sách của các cơ quan chính quyền đoàn thể như Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội; hội phụ nữ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần hàng hải MACS (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)