1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Tốc độ tăng trưởng thị phần: Cũng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành nghề lĩnh vực khác, thang đo về thị phần và tốc độ tăng trƣởng thị phần cũng đƣợc dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thang đo này cho thấy năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng, vị thế của các doanh nghiệp trên thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng của các doanh nghiệp trong xu thế tăng trƣởng chung của ngành cũng nhƣ so với các đối thủ cạnh tranh
Thị phần tƣơng đối = Phần doanh thu của doanh nghiệp / Phần doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Thị phần tuyệt đối = Phần doanh thu của doanh nghiệp / Phần doanh thu của toàn ngành
Chất lượng dịch vụ: là yếu tố các doanh nghiệp logistics luôn hƣớng đến để thu hút
và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó thể hiện đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với đặc thù của ngành cung cấp dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ ngành logistics có thể bao gồm các yếu tố sau:
Danh mục dịch vụ cung cấp: Phần lớn các công ty logistics hoạt động trên thị
trƣờng Việt Nam ln cố gắng để đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Điểm chung của danh mục dịch vụ của các công ty logistics bao gồm các dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa, quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế, đại lý vận tải đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng hàng không, dịch vụ kho bãi, dịch vụ khai quan hàng hóa. Ngồi ra các doanh nghiệp Logistics hiện nay còn mở rộng các dịch vụ thêm các dịch vụ đóng gói, sửa chữa container, dịch vụ khai thác cảng, bến bãi…
Thời gian và độ an toàn: Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng
cung cấp dịch vụ đƣợc kí kết đến khi việc cung cấp dịch vụ đƣợc hoàn thành. Độ an toàn trong vận chuyển hàng hóa đảm bảo hàng hóa đƣợc giao đúng hạn, và giữ nguyên đƣợc trạng thái ban đầu vận chuyển ở cảng đi. Hai yếu tố này thƣờng đƣợc đánh giá dựa trên thực tế hàng hóa vận chuyển, thời gian đƣợc tính căn cứ trên các line hàng truyền thống.
Thời gian vận chuyển: Là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ hàng
gửi hàng từ điểm xuất phát tới địa điểm khách hàng yêu cầu (transit time door to door), đƣợc xác định nhƣ sau:
TVC = TDC + TXD + TK (giờ hoặc ngày) T
Dci =
(giờ hoặc ngày) TDC = ∑ DCi (giờ hoặc ngày) TXD = ∑ XDj (giờ hoặc ngày)
Trong đó:
+ TVC là thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng. Thông thƣờng thời gian này đƣợc thống nhất giữa bên vận tải và chủ hàng, đƣợc quy định trong điều khoản thời gian giao hàng của hợp đồng vận tải;
+ TDC là thời gian phƣơng tiện di chuyển. Tùy theo phƣơng thức vận tải, thời gian này có thể là tổng của thời gian dịch chuyển của các phƣơng thức vận chuyển
+ Li là khoảng cách vận tải của phƣơng thức vận tải i (km);
+ Vkt là tốc độ khai thác bình quân trên tuyến của phƣơng thức vận tải I (km/giờ hoặc km/ngày)
+ TXD là thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống phƣơng tiện vận chuyển, tùy thuộc số các phƣơng thức vận tải vận chuyển lô hàng, thời gian xếp dỡ sẽ là tổng của thời gian xếp dỡ tại các điểm nhận và trả hàng;
+ TK là thời gian không thực hiện tác nghiệp vận chuyển do các yếu tố bất khả kháng, sự kết nối giữa các phƣơng thức vận tải, giữa vận tải và đầu mối thugom, giao trả và xếp dỡ hàng hóa khơng liên tục, trục trặc trong tổ chức vận chuyển hoặc xếp dỡ, kiểm tra lô hàng…
Độ an tồn trong vận chuyển hàng hóa:
Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển: TVH = ∑
Tỷ lệ hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển: TVH = ∑ ∑ x 100%
Trong đó:
+ ∑ làKhối lƣợng hàng hóa bị hƣ hỏng trong q trình vận chuyển; + ∑ là Khối lƣợng hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển; + ∑ là Khối lƣợng hàng hóa giao nhận.
Độ tin cậy về thời gian vận chuyển: tiêu chí đƣợc thể hiện qua tình chính xác về
thời gian giao nhận lô hàng và chất lƣợng dịch vụ chuyên chở hàng hóa. Những yếu tố tác động đến độ tin cậy là thời tiết, tình trạng giao thơng, số lần dừng trên tuyến, thời gian tập hợp và giao nhận hàng hóa trên đƣờng. Tiêu chí này đƣợc đánh giá qua Tỷ lệ hàng giao chậm so với quy định:
TGHC = ∑ ∑ x 100%
Trong đó:
+ ∑ là Tổng số lô hàng bị giao chậm theo quy định; + ∑ là Tổng số lơ hàng hóa giao nhận
(Nguồn: TS. Nguyễn Thị Phương, 2015)
Cách thức phục vụ: Với đặc điểm ngành cung cấp dịch vụ logistics, vai trò của
nhân viên kinh doanh và nhân viên tƣ vấn là đặc biệt quan trọng trong việc kết nối giữa khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp. Do đó thái độ phục vụ của nhân viên một mặt giúp thu hút khách hàng và tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp, mặt khác tạo nên thiện cảm và uy tín cho doanh nghiệp. Chất lượng kho bãi: Hoạt động và chất lƣợng kho bãi có ảnh hƣởng trực tiếp
đến vấn đề lƣu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp logistics. Chất lƣợng kho bãi logistics càng tốt thì doanh nghiệp logistics càng có cơ sở để mở rộng phạm vi kinh doanh của mình, nâng cao khối lƣợng hàng hóa vận chuyển trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lƣợng kho bãi của doanh nghiệp logistics bao gồm vị trí, diện tích, chức năng lƣu trữ hàng (kho thƣờng, kho lạnh,…)
Giá cả: Với sự phát triển của ngành Logistics hiện nay, các công ty kinh doanh
logistics chủ yếu cạnh tranh nhau bằng giá cả dịch vụ và chất lƣợng của dịch vụ. Hơn nữa, với sự hội nhập kinh tế quốc tế, thị phần của các cơng ty logistics nƣớc ngồi đến 80% đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp logistics trong nƣớc làm cho sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt. Phần lớn các công ty cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam có xu hƣớng theo đuổi chiến lƣợc chi phí thấp, giảm chi phí để qua đó giảm giá thành dịch vụ cung cấp. Đối với dịch vụ logistics, giá của dịch vụ thƣờng bao hàm chi phí của tất cả các dịch vụ liên quan nằm trong chuỗi cung ứng dịch vụ từ nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng.
Hệ thống đảm bảo chất lượng: Hệ thống đảm bảo chất lƣợng là hệ thống quy
chuẩn kiểm soát hoạt động về chất lƣợng của các doanh nghiệp. Việc kiểm soát các yếu tố trong chuỗi cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics giúp đảm bảo sự chính xác trong từng khâu, hạn chế và khắc phục lỗi phát sinh kịp thời, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics.
Hiệu quả kinh doanh
Tỷ lệ kí được hợp đồng cung cấp dịch vụ: Với mỗi công kinh doanh dịch vụ
Logistics, để có đƣợc các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nhân viên kinh doanh của công ty đều phải trải qua quá trình tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tiếp cận khách hàng, báo giá cho khách hàng và cuối cùng là kí hợp đồng với khách hàng. Do đó, chỉ tiêu về số lƣợng hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics đƣợc kí kết và giá trị hợp đồng hàng năm là một tiêu chí đánh giá năng lực tài chính, qua đó đánh giá đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
Giá trị cung cấp dịch vụ logistics là tổng giá trị của tất cả các hợp đồng mà nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp kí đƣợc với khách hàng trong một năm.Chỉ tiêu giá trị hợp đồng và số lƣợng hợp đồng qua các năm cho biết một cách khái quát nhất tình hình, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics.Thông
qua đó có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng thực hiện việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong năm. Chỉ tiêu tỷ lệ kí đƣợc hợp đồng cung cấp dịch vụ và tỷ lệ giá trị hợp đồng đƣợc kí kết hàng năm của một công ty logistics đƣợc tính nhƣ sau:
Tỷ lệ hợp đồng được kí kết =
x 100% Tỷ lệ giá trị hợp đồng được kí kết = á á x 100%
Các hệ số sinh lời nhƣ tỷ suất sinh lời tài sản, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, các vòng quay kinh doanh…thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp và là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trình độ khoa học công nghệ: Với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, các doanh
nghiệp hiện nay có xu thế sử dụng khoa học công nghệ để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp Logistics có sử dụng các phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý nhân sự…
Chất lượng nguồn lực: Yếu tố về trình độ nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình
cung cấp dịch vụ và các yếu tố về cơ sở hạ tầng của công ty logistics là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trƣờng.
Giá trị vơ hình của doanh nghiệp: Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, các yếu tố về
uy tín doanh nghiệp, giá trị thƣơng hiệu luôn đƣợc khách hàng quan tâm. Khách hàng có xu hƣớng lựa chọn các cơng ty logistics uy tín để hợp tác làm ăn với mong muốn đảm bảo về thời gian, chi phí và hàng hóa. Uy tín của doanh nghiệp góp phần tạo nên giá trị thƣơng hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời, giá trị thƣơng hiệu giúp đem lại cho doanh nghiệp nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ hơn. Chính vì điều này, uy tín doanh nghiệp và giá trị thƣơng hiệu cũng là một trong những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về kinh tế và các lợi ích khác về thƣơng hiệu.
Khả năng hội nhập quốc tế: Xu hƣớng hội nhập và tồn cầu hóa, cùng với đặc trƣng