Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng shinhan việt nam (Trang 43 - 58)

2.2.2.1 Tình hình tài chính

Sau khi tách ra từ Shinhan Vina, chính thức hoạt động dƣới hình thức ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài vào năm 2011, năm 2018 với những giải pháp có tính đột phá nhƣ chỉ đạo, điều hành tập trung vào đối tƣợng khách hàng cá nhân, bên cạnh đó vẫn tích cực tăng trƣởng mảng doanh nghiệp, triệt để thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, SHBVN đã tạo đƣợc một nền tài chính mạnh nhất từ trƣớc đến nay. Vốn chủ sở hữu tăng từ 11,436 tỷ đồng năm 2017 lên 13,121tỷ đồng, lợi nhuận ròng 1,685 tỷ đồng. Các chỉ số tài chính nhƣ CAR duy trì ở mức trên 15%; ROE tăng từ 11.2% năm 2017 lên 12.8% và ROA từ 1,7% lên 2%. Tình hình tài chính của SHBVN đƣợc thể hiện cụ thể dƣới bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình tài chính của ngân hàng Shinhan Việt Nam giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2015 2016 2017 2018 Lợi nhuận 911,414 1,036,972 1,290,514 1,685,596 Vốn chủ sở hữu 9,108,676 10,145,648 11,436,162 13,121,758 Tổng tài sản 41,442,003 54,955,149 75,708,931 83,808,578

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh -

https://shinhan.com.vn/vi/financial-statement)

Theo bảng số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của SHBVN trong những năm qua là tốt. Sự tăng vốn điều lệ sau thƣơng vụ sát nhập ANZ sẽ góp phần gia tăng vốn chủ sở hữu của SHBVN. Điều này sẽ giúp cho SHBVN nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời kỳ tăng trƣởng mạnh của các ngân hàng TMCP.

2.2.2.2 Tình hình huy động

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của SHBVN luôn đạt đƣợc mức tăng trƣởng ổn định, mức tăng trƣởng bình quân 14%/năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2018 đạt 66,287 tỷ đồng, tăng 16.77% so với năm 2017. Cụ thể về cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Shinhan Việt Nam giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Doanh nghiệp 35,874 43,565 55,237 66,287 Cá nhân 18,583 20,943 23,392 44,136 Tổng: 54,457 64,508 78,629 110,423

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KPI - Phòng kiểm soát nội bộ)

Qua bốn năm, tình hình huy động vốn của SHBVN vẫn tăng trƣởng đều. Nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là từ doanh nghiệp. Trƣớc đây nguồn huy động của ngân hàng tập trung từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài, hai năm trở lại đây khi thƣơng hiệu Shinhan trở nên gần gũi hơn, có chỗ đứng hơn trên thị trƣờng Việt Nam thì Shinhan đã thu hút đƣợc rất nhiều các doanh nghiệp trong nƣớc.

Lý do vì sao tỷ trọng huy động vốn từ các doanh nghiệp lại chiếm đa số.

Thứ nhất, lãi suất huy động của SHBVN đang ở mức thấp so với các ngân

hàng trong nƣớc. Việc huy động từ phía ngƣời dân gặp nhiều cản trở vì lãi suất tiền gửi của SHNVB có sức cạnh tranh rất thấp so với các ngân hàng trong nƣớc.

Thứ hai, thƣơng hiệu ngân hàng bán lẻ Shinhan vẫn còn xa lạ đối với ngƣời

dân Việt Nam, tâm lý ngƣời dân thích ngân hàng quốc doanh vẫn quen thuộc với cá nhân khách hàng hơn. Vì vậy để có thể tăng đƣợc nguồn vốn huy động từ ngƣời dân, ngoài việc điều chỉnh lãi suất thì việc đƣa hình ảnh Shinhan trở nên quen thuộc, gần gũi và đáng tin cậy là việc hết sức cần thiết.

Bảng 2.4: Bảng so sánh lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng quý I năm 2019

Ngân hàng

Lãi suất – kỳ hạn

12 tháng (%/năm) Số tiền gửi tối thiểu (VNĐ)

VIB 8.40 10,000,000 TP BANK 8.10 1,000,000 SCB 7.50 500,000 VP BANK 7.25 200,000 MB 7.20 10,000,000 MSB 7.00 500,000 SACOMBANK 6.90 50,000 BIDV 6.90 500,000 VCB 6.80 500,000 VIETINBANK 6.80 500,000 AGRIBANK 6.80 100,000 ACB 6.80 1,000,000 TECHCOMBANK 6.60 1,000,000 SHINHAN 5.10 2,000,000 STANDARD CHARTERED 3.74 10,000,000 HSBC 2.75 10,000,000

Từ bảng so sánh trên ta dễ dàng nhận thấy điểm yếu của SHBVN về mặt lãi suất huy động. Tại Shinhan Bank, lãi suất huy động VNĐ hiện dao động từ 3,3- 4,7%/năm đối với kỳ hạn dƣới 6 tháng và 4,1-5,1%/năm đối với kỳ hạn 6-12 tháng. Ngoại trừ USD, những loại ngoại tệ khác gửi vào Shinhan Bank đều có lãi suất trền dƣới 1%/năm. Ngoài ra, nếu gửi tiền trực tuyến tại ngân hàng, khách hàng sẽ đƣợc cộng thêm 0,5%/năm so với biểu lãi suất niêm yết.

Trong khi đó, tại HSBC, lãi suất tiết kiệm đối với kỳ hạn 3 tháng là 1,25%; 6 tháng là 1,74%; 12 tháng là 2,75% và 36 tháng là 2,65%. Ngoài ra, nếu gửi tiền trực tuyến tại ngân hàng, khách hàng sẽ đƣợc cộng thêm 0,25%/năm so với biểu lãi suất niêm yết.

Có thể thấy, mức lãi suất trên của các ngân hàng ngoại, kể cả khi đã cộng thêm lãi suất theo các chƣơng trình ƣu đãi thì vẫn còn thấp hơn so với các ngân hàng Việt, thậm chí thấp hơn VietinBank, hay Vietcombank,… – những ngân hàng TMCP Việt đang có lãi suất tiết kiệm thấp nhất trên thị trƣờng.

Chẳng hạn, tại Vietcombank, đối với khách hàng cá nhân gửi kỳ hạn 3 tháng đƣợc hƣởng lãi suất 4,6%/năm, 6 tháng là 5,1%, trên 12 tháng hƣởng trên 6,6%. Những mức lãi suất này đều cao hơn 1%-2% so với ngân hàng ngoại.

Tuy nhiên so với các ngân hàng trong nƣớc, Shinhan yếu thế về lãi suất nhƣng nếu so với cùng các ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ HSBC hay Standard Chartered thì lãi suất Shinhan vẫn đang là ƣu thế.

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn của Shinhan Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

1. Theo thành phần kinh tế

- Tiền gửi các doanh

nghiệp 20,694 26,449 30,665 50,535

- Tiền gửi từ các TCTD 10,684 12,245 14,195 15,398

- Tiền gửi từ cƣ dân 15,496 17,359 20,486 23,664

- Tiền gửi khác 7,583 8,455 13,283 20,826

2. Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 27,588 30,568 42,459 56,625

- Kỳ hạn < 12 tháng 12,754 15,553 17,391 23,832

- Kỳ hạn > 12 tháng 14,115 18,387 18,779 29,966 3. Theo loại tiền

- Tiền VNĐ 45,388 48,654 59,345 78,595

- Ngoại tệ khác 9,069 15,854 19,284 31,828

Tổng 54,457 64,508 78,629 110,423

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KPI - Phòng kiểm soát nội bộ)

Theo bảng tổng hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động của SHBVN cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động theo doanh nghiệp và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao và thƣờng giao động ở mức 40%-45% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy sự ổn định trong nguồn vốn huy động của SHBVN.

Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn > 12 tháng cũng luôn tăng qua các năm, cụ thể là năm 2017 tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn chiếm 23.88% trong tổng nguồn vốn huy động thì năm 2018 tỷ lệ này là 27.13%. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ, thì đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% trong tổng nguồn vốn huy động.

Với sự tăng trƣởng nguồn vốn trung bình trên 14%/năm, cùng với cơ cấu nguồn vốn ổn định cho thấy tình hình tăng trƣởng nguồn vốn của SHBVN trong những năm qua là tốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng tín dụng.

Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động trong giai đọan 2015-2018 đƣợc thể hiện dƣới biểu đồ sau:

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của Shinhan Việt Nam giai đoạn 2015-2018 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2015 2016 2017 2018 54,457 64,508 78,629 110,423

2.2.2.3 Công tác tín dụng

Dƣ nợ tín dụng:

Bảng 2.6: Dƣ nợ cho vay của Shinhan Việt Nam giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: 1000 USD

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Dƣ nợ cuối kỳ 1,575,983 1,806,546 2,092,315 2,334,915

Dƣ nợ bình

quân 1,463,435 1,973,622 2,016,643 2,187,422

Lãi vay thu

đƣợc 266,152 322,721 362,912 411,949

(Nguồn: Báo cáo KPI năm 2018 - Phòng kiểm soát nội bộ)

Đến 31/12/2018, tổng dƣ nợ tín dụng đạt 2,334 triệu USD, tăng 12% so với năm 2017. Trong đó, dƣ nợ nội tệ chiếm tỷ trọng 91.3% tổng dƣ nợ, nợ ngọai tệ chiếm 8.7% tổng dƣ nợ.

SHBVN tiếp tục khẳng định doanh nghiệp Hàn Quốc và có vốn đầu tƣ Hàn Quốc là thị trƣờng truyền thống, tỷ trọng dƣ nợ cho doanh nghiệp Hàn Quốc là 1,488 triệu USD, chiếm 68% tổng dƣ nợ bình quân năm 2018.

Tuy nhiên trong năm 2018 SHBVN cũng chú trọng phát triển cho vay doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn nhƣng năm trƣớc. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp trong nƣớc (gồm cả tƣ nhân và công ty nhà nƣớc) tăng từ 11% năm 2017 lên 14% năm 2018.

Dƣới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu cho vay theo đối tƣợng Doanh nghiệp và Cá nhân:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cấp tín dụng theo đối tƣợng vay

Phân tích theo thời hạn cho vay

Bảng 2.7: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn cho vay

Đơn vị: 1000 USD

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Nợ ngắn hạn 855,759 944,824 1,187,389 1,400,949

Nợ chung và dài hạn 720,224 861,722 904,926 933,966

Tổng 1,575,983 1,806,546 2,092,315 2,334,915

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng kiểm soát nội bộ)

72% 28%

 Phân tích theo mục đích cho vay

Bảng 2.8: Cơ cấu dƣ nợ theo mục đích cho vay

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Sản xuất kinh doanh 87.00 86.45 79.40 78.92 Xây dựng 8.20 9.24 10.66 11.32 Dịch vụ 2.55 2.86 4.02 4.67 Ngành khác 2.25 1.45 5.92 5.09 Tổng 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng kiểm soát nội bộ)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm vay

4%

34%

62%

Một số chỉ tiêu và hệ số đo lƣờng rủi ro tín dụng

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu và hệ số đo lƣờng rủi ro tín dụng của SHBVN trong những năm gần đây

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tỉ lệ nợ quá hạn 1.68% 0.99% 0.59% 0.87% Tỉ lệ nợ xấu 1.50% 0.52% 0.49% 0.48% Hệ số rủi ro tín dụng 52.78% 60.02% 54.48% 52.54% Tỉ lệ trích dự phòng RRTD 0.50% 0.20% 0.18% 0.33% Tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng 70.20% 64.20% 73.30% 74.06%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng kiểm soát nội bộ)

Từ bảng thống kê trên, ta thấy tỉ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ có xu hƣớng giảm dần từ 1.5% năm 2015 xuống 0.52% năm 2016 và 0.48% năm 2018. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với đại đa số các ngân hàng thƣơng mại hiện nay, và thấp hơn hẳn ngƣỡng an toàn 3% mà NHNN đã quy định.

Trong khi đó tốc độ tăng trƣởng tín dụng của SHBVN năm2017 là 15% và 2018 là 12% so với năm trƣớc. Đây là tốc độ tăng ở mức ổn định vừa phải.

Nhƣ vậy hoạt động tin dụng và RRTD ở Shinhan Việt Nam đƣợc đánh giá là có hiệu quả khi mà nó duy trì đƣợc tỉ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm và hiện tại đang ở mức thấp nhƣng vẫn đảm bảo tăng trƣởng tín dụng và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng.

2.2.2.4 Trong quan hệ thanh toán quốc tế

Bảng 2.10: Chỉ tiêu thanh toán quốc tế của SHBVN giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: 1000USD Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Chuyển tiền 18,675,868 19,837,839 19,583,980 22,190,661 Xuất Khẩu 1,187,868 1,386,947 1,493,847 1,492,513 Nhập Khẩu 787,654 801,375 835,826 864,135 Tổng 20,651,390 22,026,161 21,913,653 24,547,309

(Nguồn: Báo cáo KPI các năm - Phòng kiểm soát nội bộ)

Tổng doanh số thanh toán quốc tế trong năm 2018 đã đạt đƣợc 24.547 triệu USD, tăng 12% so với năm 2017 và luôn tăng trƣởng trong những năm qua; chất lƣợng thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống tiếp tục đƣợc nâng cao, góp phần thu hút khách hàng xuất nhập khẩu.

Trên thị trƣờng Quốc tế, thƣơng hiệu Shinhan ít nhiều có để lại danh tiếng trong hệ thống ngân hàng thế giới. Với mạng lƣới chi nhánh ở trên hơn 20 quốc gia trên thế giới, thƣơng hiệu Shinhan đã là một cái tên quen thuộc với các đối tác thanh toán quốc tế. Việc định vị thƣơng hiệu tốt là một lợi thế lớn của Shinhan trong quan hệ thanh toán quốc tế. Trong các dịch vụ LC, bảo lãnh, thanh toán quốc tế… Shinhan là một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

2.2.2.5 Dịch vụ thẻ

Tại hội nghị thƣờng niên Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2019, Báo cáo tại Hội nghị cho thấy hoạt động thẻ ngân hàng tiếp tục một năm 2018 khá thành công.

Tính đến cuối năm 2018, số lƣợng thẻ đang lƣu hành đạt trên 86 triệu thẻ, tăng trƣởng 12% so với năm 2017. Trong đó, thẻ quốc tế tăng trƣởng cao hơn so với thẻ

nội địa, ở mức 17% so với 11%. Do đó, tỉ trọng về số lƣợng thẻ đang lƣu hành cũng có sự thay đổi, với thẻ quốc tế từ chiếm 11% đã tăng lên 13%. Tuy nhiên, lƣợng thẻ nội địa vẫn chiếm tỉ trọng lớn, đến cuối năm 2018 là 87%.[6]

Nhƣng, cũng trong năm 2018, tăng trƣởng doanh số sử dụng thẻ tiếp tục giảm xuống mức thấp, chỉ đạt 8% so với năm 2017 (tốc độ tăng trƣởng năm 2016 là 22% và năm 2017 là 12%), giá trị đạt trên 2,45 triệu tỷ đồng, bao gồm cả doanh số rút tiền mặt.[6]

Đặc biệt trong đó, doanh số sử dụng thẻ nội địa chỉ tăng trƣởng 2%. Trong khi đó, doanh số sử dụng thẻ quốc tế tiếp tục tăng trƣởng cao, đạt 44% trong năm 2018 và với kết quả này, doanh số sử dụng thẻ quốc tế chiếm tỉ lệ 17%, từ mức 13% của năm 2017.[6]

Cơ cấu về tỷ trọng doanh số sử dụng của thẻ quốc tế tăng dần qua các năm và đạt 17% năm 2018. Thẻ nội địa vẫn đƣợc sử dụng chủ yếu để rút tiền mặt (tỷ trọng doanh số rút tiền mặt vẫn ở mức cao 94%).

Về doanh số thanh toán thẻ, tổng giá trị năm 2018 đạt gần 3,058 tỷ đồng, tăng trƣởng 28% so với 2017. Trong đó, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng cao hơn thẻ nội địa (45% so với 25%) và đạt tỉ trọng 17% vào cuối năm 2018.

Doanh số thanh toán chi tiêu tăng trƣởng nhanh hơn ở mức 30%. Tỉ trọng doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng từ 15% năm 2017 lên 17% năm 2018. Tỉ trọng doanh số rút tiền của thẻ nội địa trên tổng doanh số rút tiền mặt giảm nhẹ 1%.91% doanh số rút tiền đến từ thẻ nội địa.

Đáng chú ý, tổng số lƣợng đơn vị chấp nhận thẻ đang lƣu hành trên thị trƣờng đạt 304,486 đơn vị, tăng trƣởng 17%. Nhƣng trong đó, số lƣợng ATM lƣu hành trên thị trƣờng đến hết năm 2018 đạt 18,434 máy, tăng 4% so với năm 2017. Trong khi đó, số lƣợng máy POS có xu hƣớng giảm (-8%).

Theo báo cáo, số lƣợng POS có xu hƣớng giảm do sự phát triển của các hình thức thanh toán mới trên thị trƣờng bắt đầu từ năm 2017 nhƣ Ecom (thƣơng mại điện tử), QR, mPOS có tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng rất cao trong năm 2018.

Về phía ngân hàng SHBVN, dịch vụ thẻ cũng là mục tiêu phát triền hàng đầu. Sau khi mua lại mảng bán lẻ của ANZ, SHBVN cho ra mắt một loạt sản phẩm thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế mới. Hiện tại SHBVN đang giới thiệu tới khách hàng 8 loại thẻ tín dụng, 4 loại thẻ ghi nợ quốc tế và nội địa phù hợp với rất nhiều đối tƣợng khách hàng, từ khách hàng có thu nhập trung bình, khá, tốt đến những khách hàng có thu nhập “khủng”, đặc biệt là khách hàng PWM có số dƣ trung bình trên 1 tỷ đồng là phân khúc khách hàng VVIP mà SHBVN hƣớng tới. Dƣới đây là biểu đồ số lƣợng thẻ phát hành qua các năm.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện số lƣợng thẻ phát hành qua các năm

Trong năm 2018, sau vụ mua lại mảng bán lẻ của ANZ, số lƣợng thẻ của Shinhan tăng rõ rệt. Tuy tốc độ tăng trƣởng số lƣợng thẻ của SHBVN là khá cao, nhƣng so với thị trƣờng thẻ thì tổng số thẻ phát hành mà SHBVN đạt đƣợc còn khá khiêm tốn.

Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và nƣớc ngoài trong hoạt động kinh doanh thẻ. Ngay từ đầu SHBVN đã rất quan tâm đến công nghệ và tăng tính tiện ích của thẻ. Hiện nay Shinhan đã triển khai 3 loại thẻ chính bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ VISA ghi nợ quốc tế, Thẻ VISA tín dụng quốc tế. Trong đó Thẻ VISA tín dụng Quốc tế còn bao gồm 8 loại thẻ với các ƣu đãi và tiện ích linh hoạt và hấp dẫn. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2015 2016 2017 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng shinhan việt nam (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)