Giải pháp về công tác kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng shinhan việt nam (Trang 86 - 88)

Xuất phát từ công tác kiểm toán nội bộ là khâu hết sức quan trọng trong ngành ngân hàng vì nó có tác dụng ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra trong ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro thất thoát tài sản) một cách khách quan hay chủ quan (các hành vi trục lợi, cố ý làm trái, gian lận trong ngành ngân hàng).

Công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tốt sẽ gián tiếp giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Do vậy, để phòng kiểm toán nội bộ phát huy hết năng lực, chức năng nhiệm vụ của mình, hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực cho ban lãnh đạo chúng ta cần phải:

- Chi nhánh và các phòng ban hội sở phải tuân thủ nghiêm túc các quy định nội bộ và các quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định lien quan đến tiền gửi, huy động vốn, ngân quỹ, an toàn kho quỹ, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, thanh toán quốc tế…

- Luôn tuân thủ quy chế về chi vay, lãi suất, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Lƣu trữ đầy đủ những tài liệu có lien quan đến khách hàng, tài sản thế chấp, giấy tờ có giá.

- Kiểm soát chặt chẽ việc chi nhánh tuân thủ chính sách nội bộ về hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các chính sách, quy định lien quan đến nghiệp vụ tín dụng và quản lý rùi ro tín dụng, đó là:

 Quy định về việc xếp hạng tín dụng

 Quy định về sản phầm tín dụng, tài sản đảm bảo, đối tƣợng khách hàng hạn chế cấp tín dụng.

 Quy định về thẩm định tín dụng, lập hồ sơ tín dụng, hƣớng dẫn cho từng hình thức, loại hình cấp tín dụng

 Quy định về xác định lãi suất cấp tín dụng, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng

 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro  Quy định về quản lý, kiểm soát tín dụng, quy định về quản lý các khoản tín dụng có vấn đề…

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải cập nhật liên tục các công văn, quyết định của ngân hàng nhà nƣớc, kịp thời thông báo tới tất cả các nhân viên bằng nhiều hình thức (thông báo trong cuộc họp, thông báo qua tin nhắn, email nội bộ…). Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn ngắn hàng tháng để các quy định, quyết định mới đƣợc tất cả nhân viên nắm rõ, tránh các trƣờng hợp làm sai các quy định về kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng shinhan việt nam (Trang 86 - 88)