Đánh giá năng lực cạnh tranh của shinhan bằng mô hình SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng shinhan việt nam (Trang 68 - 73)

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc phân tích năng lực cạnh tranh của mộ tổ chức kinh doanh, qua đó ra quyết định trong mọi tình huống. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),

Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà soát và đánh giá vị trí, định hƣớng của tổ chức kinh doanh hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, đƣợc sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phầm và dịch vụ… Streagths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của tổ chức còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hƣởng tƣơng đối đến khả năng cạnh tranh của tổ chức. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các giữ liệu đƣợc sắp xếp theo dạng SWOT dƣới một trật tự Logic giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc cũng nhƣ có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.

2.3.2.1 Điểm mạnh

- Mạng lƣới rộng khắp, số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch đứng đầu trong khối ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến T5/2019, SHBVN đang hoạt động với 30 chi nhánh và phòng giao dịch khắp cả nƣớc, trong khi đó HSBC có 14 chi nhánh PGD, Standard Charter có 04 chi nhánh, PGD…

- Làn sóng các doanh nghiệp Hàn Quốc ồ ạt đầu tƣ sang Việt Nam là một cơ hội lớn đối với SHBVN khi mà Shinhan đã trở thành thƣơng hiệu ngân hàng hàng đầu Hàn quốc

- Có sự đầu tƣ, rót vốn từ tập đoàn tài chính Shinhan, Ngân hàng mẹ Shinhan Hàn Quốc.

2.3.2.2 Điểm yếu

- Tuy so với khối các ngân hàng nƣớc ngoài, số lƣợng chi nhánh của SHBVN là con số ấn tƣợng nhƣng nếu so với các ngân hàng TMCP trong nƣớc thì 30 chi nhánh lại là một điểm yếu. Khi mà khắp mọi con đƣờng ta đều có thể thấy bóng dáng của các ngân hàng trong nƣớc thì khách hàng lại phải đi một quãng đƣờng khá dài giữa khoảng cách các chi nhánh ngân hàng SHBVN.

- Thƣơng hiệu Shinhan vẫn còn khá mới mẻ với ngƣời dân Việt Nam đặc biệt là các tỉnh thành chƣa có chi nhánh ngân hàng Shinhan. Việc liên tục mở rộng

mạng lƣới, tích cực giới thiệu các sản phẩm thẻ tín dụng và tín dụng cá nhân với lãi suất cạnh tranh đang dần mang thƣơng hiệu Shinhan đến gần hơn với khách hàng. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận thƣơng vụ mua mảng bán lẻ của ngân hàng ANZ góp phần lớn trong việc quảng bá thƣơng hiệu Shinhan tới khách hàng của ANZ nói riêng và tất cả ngƣời dân nói chung.

- Chịu sự điều phối của chính phủ và NHNN. Việc mở rộng hoạt động của ngân hàng Shinhan nói riêng và các ngân hàng nƣớc ngoài nói chung chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của NHNN.

- Trình độ công nghệ còn hạn chế, khi mà các ngân hàng chạy đua với cộng nghệ số thì Shinhan cũng không ngoại lệ. Ngân hàng số đang dần trở hành xu hƣớng của thời đại.

2.3.2.3 Cơ hội

- Tốc độ phát triển kinh tế đƣợc dự đoán là khả quan trong tƣơng lai. Việc mở cửa của Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có Hàn Quốc là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với SHBVN.

- Cơ hội mở rộng thị trƣờng từ việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nƣớc ngòai rất cao.

- Tầm nhận thức của ngƣời dân đã dần cao, nhu cầu về chất lƣợng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng.

2.3.2.4 Thách thức

- Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tƣơng lai với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh. Các ngân hàng nƣớc ngoài mong muốn chiếm phần lớn thị phần tại Việt Nam, trong khi đó các ngân hàng trong nƣớc thì ngày càng lớn mạnh.

- Áp lực cạnh tranh từ các TCTD, TCTD phi ngân hàng và quỹ đầu tƣ trong và ngòai nƣớc ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự lớn mạnh từ các NHTMCP,

liên doanh, nƣớc ngòai hiện ngày càng lớn mạnh về mạng lƣới, qui mô, năng lực tài chính…

- Rủi ro thị trƣờng gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trƣờng tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn đựơc tự do hóa, khả năng chịu ảnh hƣởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nƣớc trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng.

- Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chƣa thật sự bền vững và dễ dàng bị đỗ vỡ khi có những biến động.

- Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chƣa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn đang còn non yếu.

.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trải qua 25 năm hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam, SHBVN mang những đặc thù riêng trong hoạt động, là ngân hàng có truyền thống và thế mạnh trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thƣơng mại, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng… Những năm gần đây, SHBVN chủ trƣơng đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ và bắt đầu đạt đƣợc những kết quả ấn tƣợng trong một số sản phầm bán lẻ nhƣ sản phầm thẻ, vay tiêu dung, vay mua nhà, mua xe.

Tuy nhiên, trong điều kiện thị trƣờng tài chính phát triển mạnh mẽ, các tổ chức tài chính ngày càng lớn mạnh, SHBVN có nguy cơ mất dần đi các thế mạnh, giảm sút thị phần. SHBVN vẫn có lợi thế là một lƣợng khách hàng truyền thống đông đảo, ƣu thế trong việc cạnh tranh bằng giá, bằng chất lƣợng sàn phầm dịch vụ.

Bên cạnh đó, cũng có một số hạn chế trong cạnh tranh nhƣ sản phầm dịch vụ chƣa đa dạng, dịch vụ bán lẻ còn mới, các biện pháp khuếch trƣơng thƣơng hiệu, chƣơng trình xúc tiến bán hàng còn đơn điệu, kém hấp dẫn, chƣa đạt hiệu quả cao.

Thực trạng hoạt động đầu tƣ nâng cao năng lực cạnh tranh của SHBVN trong thời gian vừa qua đã đƣợc tác giả nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu tƣ nâng cao năng lực cạnh tranh.

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng shinhan việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)