Nội dung chương trình nhãn EU Ecolabel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 43 - 51)

2.1.2.1. Giai đoạn xây dựng + Cơ cấu tổ chức

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức chương trình EU Ecolabel

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo 2010/709/EU)

Ủy ban Châu Âu - cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu - là cơ quan quản lý tối cao của chương trình EU Ecolabel. Ủy ban có vai trò đảm bảo các Quy chế của EU Ecolabel được thực hiện một cách chính xác chính xác. Ngay cả khi việc xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chí Nhãn sinh thái EU Ecolabel có thể được khởi xướng và lãnh đạo bởi các bên khác ngoài Ủy ban Châu Âu (các quốc gia, Cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan khác), Ủy ban trong mọi trường hợp sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị bản thảo cuối cùng của các tài liệu tiêu chí, sau khi đã xem xét các ý kiến từ EUEB. Ủy ban sẽ tiến hành công bố áp dụng các tiêu chí của nhãn sinh thái sau khi đạt được đồng thuận từ dự thảo.

Hội đồng Nhãn sinh thái Liên minh châu Âu (European Union Ecolabelling Board - EUEB) bao gồm các đại diện của:

 Cơ quan có thẩm quyền (CB) của mỗi quốc gia thành viên;

 Quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu;

 Tổ chức người tiêu dùng châu Âu (BEUC);

 Cộng đồng hợp tác xã tiêu dùng châu Âu (EUROCOOP);

 Cục môi trường châu Âu (EEB);

 Liên đoàn doanh nghiệp châu Âu (Business Europe);

 Hiệp hội thủ công, doanh nghiệp vừa và nhỏ châu Âu (UEAPME);

 Tổ chức Thương mại Châu Âu (Eurocommerce).

EUEB đóng góp vào việc phát triển và sửa đổi các tiêu chí của Nhãn sinh thái cũng như theo dõi, đánh giá về việc thực hiện chương trình. Cơ quan này cũng cung cấp cho Ủy ban châu Âu các khuyến nghị về các yêu cầu thực hiện môi trường tối thiểu khi tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá.

Các cơ quan có thẩm quyền (Competent Bodies - CB) là các tổ chức độc lập được chỉ định bởi các quốc gia thuộc EU, có thể nằm trong các bộ của chính phủ hoặc bên ngoài các bộ. Cơ quan này chịu trách nhiệm triển khai chương trình EU Ecolabel ở cấp quốc gia, và là điểm liên lạc đầu tiên cho bất kỳ ai muốn đăng ký chương trình. CB sẽ tiến hành đánh giá các đơn đăng ký và trao tặng Nhãn EU Ecolabel cho các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí được đặt ra. Các CB này sẽ gặp gỡ ba lần một năm tại Diễn đàn các cơ quan có thẩm quyền ở Brussels để trao đổi kinh nghiệm và đảm bảo thực hiện nhất quán và đồng bộ chương trình EU Ecolabel ở các quốc gia khác nhau.

+ Sự lựa chọn sản phẩm nghiên cứu

Nhãn sinh thái EU bao gồm một loạt các nhóm sản phẩm, từ các lĩnh vực sản xuất chính đến lưu trú du lịch. Việc lựa chọn nhóm sản phẩm sẽ do EC hoặc EUEB đề xuất với việc xem xét các nhóm sản phẩm dựa trên các căn cứ bao gồm:

 Số lượng sản phẩm được kinh doanh trong thị trường EU phải đủ lớn. Việc này nhằm bảo đảm hiệu quả của việc sau khi đưa nhóm sản phẩm vào chương trình sẽ có tác động thực tế đến thị trường;

 Trong vòng đời sản phẩm, có ít nhất một giai đoạn có tác động đến môi trường. Mục đích của EU Ecolabel là để giảm các tác động môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Do vậy, sản phẩm buộc phải có ít nhất một giai đoạn trong vòng đời gây ra tác động đến môi trường thì mới phù hợp với tiêu chí căn bản của chương trình;

 Sản phẩm phải được đánh giá là có tiềm năng cải thiện môi trường khi được người tiêu dùng lựa chọn; đồng thời cũng phải có khả năng khuyến khích các nhà cung cấp/sản xuất nhận biết được lợi thế cạnh tranh khi tham gia chương trình cấp nhãn;

 Sản phẩm phải có một phần khối lượng tiêu thụ thuộc các nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Trong trường hợp sản phẩm được sử dụng toàn bộ với mục đích là sản phẩm trung gian, vòng đời sản phẩm sẽ không thể được đánh giá trọn vẹn, khiến việc đưa sản phẩm vào đánh giá là vô nghĩa.

+ Thiết lập tiêu chí cấp nhãn

Các tiêu chí của nhãn EU Ecolabel sẽ được xây dựng dựa trên hiệu suất môi trường của các sản phẩm, đồng thời cũng bao gồm các mục tiêu chiến lược mới nhất của EC trong lĩnh vực môi trường. Cơ sở khoa học của việc xây dựng tiêu chí là việc xem xét toàn bộ vòng đời của sản phẩm với các nội dung sau:

 Các tác động môi trường, đặc biệt là tác động đến biến đổi khí hậu, tác động đến tự nhiên và đa dạng sinh học, tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, phát sinh chất thải, khí thải đến tất cả các phương tiện môi trường, ô nhiễm thông qua quá trình sử dụng;

 Khả năng thay thế các chất độc hại bằng các chất an toàn hơn, hoặc thông qua việc sử dụng các vật liệu hoặc thiết kế thay thế;

 Khả năng giảm tác động môi trường do độ bền và khả năng tái sử dụng của sản phẩm;

 Sự cân bằng môi trường ròng giữa lợi ích và gánh nặng môi trường, bao gồm các khía cạnh sức khỏe và an toàn, ở các giai đoạn khác nhau của sản phẩm;

 Đảm bảo phù hợp xã hội và đạo đức, ví dụ như tham khảo các công ước và thỏa thuận quốc tế có liên quan như các tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử của Tổ chức Lao động Quốc tế;

 Các tiêu chí đã thiết lập cho các nhãn môi trường khác;

 Nguyên tắc giảm thử nghiệm trên động vật.

Trung bình cứ bốn năm một lần, các tiêu chí lại được tiến hành sửa đổi để phản ánh sự đổi mới kỹ thuật qua sự phát triển của vật liệu, quy trình sản xuất hoặc giảm phát thải và thay đổi trên thị trường.

Lấy ví dụ về nhóm tiêu chí của EU Ecolabel dành cho sản phẩm mỹ phẩm vệ sinh cá nhân để phân tích về sự cụ thể và chi tiết của nội dung tiêu chí. Trong bộ tiêu chí dành cho sản phẩm mỹ phẩm vệ sinh cá nhân - rinse-off cosmetics, EU Ecolabel đưa ra 7 chỉ tiêu hướng dẫn cụ thể gồm: độc tính đối với sinh vật dưới nước dựa trên hệ số pha loãng (CDV), khả năng phân hủy sinh học, các chất và hỗn hợp bị loại trừ hoặc giới hạn, bao bì, khả năng có nguồn cung ứng bền vững về dầu cọ, dầu hạt cọ và các dẫn xuất của chúng, hiệu quả sử dụng, thông tin xuất hiện trên Nhãn sinh thái EU.

Bên cạnh đó, đối với mỗi sản phẩm trong nhóm mỹ phẩm này, tiêu chuẩn về các chỉ tiêu mang tính định lượng như hệ số pha loãng, khả năng phân hủy sinh học (tính theo tỷ lệ không thể phân hủy sinh học), là khác nhau.

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn độc tính đối với sinh vật dưới nước và khả năng phân hủy sinh học cho mỹ phẩm vệ sinh cá nhân theo EU Ecolabel

Khả năng phân hủy sinh học

Độc tính đối với sinh vật dưới nước

Tỷ lệ không phân hủy sinh học aNBO

tối đa (mg/g)

Hệ số pha loãng CDV tối đa (l/g)

Dầu gội, sữa tắm, xà bông dạng lỏng 25 18 000

Xà bông dạng rắn 10 3 300

Kem xả tóc 45 25 000

Kem, gel, bọt cạo râu 70 20 000

Xà bông dạng rắn - dùng cho cạo râu 10 3 300

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo 2014/893/EU). 2.1.2.2. Giai đoạn vận hành

+ Sự công khai, tính tư vấn

Tính công khai của chương trình EU Ecolabel được thể hiện trong sự minh bạch thông tin chương trình từ danh sách nhóm sản phẩm, tiêu chí, cũng như sản phẩm được chứng nhận, quy trình thủ tục,… đều được cập nhật đầy đủ trên cổng thông tin chính chức của chương trình tại http:// ec.Europa.EU/ environment/ ecolabel/, đồng thời được thể hiện bằng ngôn ngữ của các thành viên, giúp đỡ cho việc truy cập và sử dụng thông tin của không chỉ các đơn vị trong khối mà còn cả những đơn vị ngoài khối.

Tính tư vấn của chương trình EU Ecolabel được thể hiện phần lớn trong sự thành lập của cơ quan EUEB. EUEB không chỉ bao gồm một cách đơn thuần các cơ quan hành pháp của các quốc gia. Hội đồng còn gồm cả các đại diện đến từ phía người tiêu dùng và đến từ các nhà sản xuất. Đặc biệt, EUEB đề cao sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình của mình. Cơ cấu gồm thành phần nhiều đại diện của EUEB giúp cho những quyết định được ban hành trở nên phù hợp với thị trường thực tế và mang lại hiệu quả tối ưu cho chương trình. Bên cạnh việc thể hiện sự tư vấn ở thành phần tổ chức, EU Ecolabel còn thể hiện tính tư vấn của mình trong việc tiến hành thiết lập các tiêu chí cấp nhãn. Cụ thể, chương trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lao động, thử nghiệm sản phẩm, hay sự tham khảo các tiêu chí của các chương trình nhãn sinh thái tương tự.

+ Quy trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà cung cấp dịch vụ có thể gửi đơn đăng ký chứng nhận nhãn sinh thái EU Ecolabel. Bên cạnh đó, thương nhân và nhà bán lẻ cũng có thể tiến hành đăng ký, nhưng sẽ chỉ có thể gửi đơn cho các sản phẩm được bán dưới tên thương hiệu của thương nhân và nhà bán lẻ đó.

Để nhận được chứng nhận EU Ecolabel, người đăng ký phải trải qua 6 bước từ khi đăng ký đến khi nhận được kết quả:

Bước 1: Liên hệ với CB nước đăng ký ↓

Bước 2: Đăng ký đơn trực tuyến trên ECAT ↓

Bước 3: Đưa sản phẩm đi kiểm định ↓

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ khi có kết quả kiểm định ↓

Bước 5: Đánh giá của CB ↓

Bước 6: Xác nhận kết quả

Hình 2.3: Quy trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận EU Ecolabel

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

CB để đăng ký cấp nhãn EU Ecolabel phải là CB nơi sản phẩm được sản xuất hay nhập khẩu. Ngoài ra, nếu sản phẩm được sản xuất ở nhiều quốc gia, có thể chọn CB của một quốc gia trong đó để đăng ký.

Khi đăng ký và khi sản phẩm được chứng nhận EU Ecolabel, người sử dụng sẽ phải nộp phí để tham gia và duy trì sự tham gia của mình trong chương trình. Mức phí sẽ do CB của các nước tự quy định, tuy nhiên sẽ gồm 4 khoản chi phí chính bao gồm: phí đăng ký/đăng ký mới, phí gia hạn/sửa đổi, phí thường niên, và phí kiểm tra thực tế của CB nếu như CB phải đến đơn vị sản xuất để kiểm tra. Việc thu phí cũng khác nhau giữa các đối tương đăng ký. Thông thường mức phí cho danh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp SME, và các tổ chức đến từ các nước đang phát triển sẽ được hưởng ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp khác. Do việc tự quy định mức phí của các CB, mỗi quốc gia thành viên sẽ có một mức lệ phí khác nhau. Đối với trường hợp của Tây Ban Nha, mức phí này là khác nhau giữa các tỉnh trong nước.

41

Bảng 2.2: Bảng phí chương trình EU Ecolabel ở Ý, ở Madrid và La Rioja của Tây Ban Nha năm 2018

Nội dung

Phí đăng ký / Phí đăng ký mới

Phí gia hạn /

Phí sửa đổi Phí thường niên Phí đi kiểm tra của CB Tiêu chuẩn SME/ DCs Micro SME Tiêu chuẩn SME/ DCs Micro

SME Tiêu chuẩn SME/ DCs

Micro

SME Châu Âu

Ngoài Châu Âu Ý 1.200 600 350 100 (*) 100 (*) 100 (*) Tối thiểu: 500 Tối đa: 25.000 (**) Tối thiểu: 350 Tối đa: 18.750 (**) Tối thiểu: 100 Tối đa: 3.000 (**) (***) Doanh nghiệp chi trả Miễn phí nếu là doanh nghiệp Ý Doanh nghiệp chi trả Tây Ban Nha (Ma-drid) 772, 73 360, 61 206, 06 772, 73 360, 61 206, 06 0 0 0 0 0 Tây Ban Nha (La Rio-ja) 200 200 200 0 0 0 0 0 0 0 0

Tất cả các chi phí được thể hiện bằng EURO

(*) 100 EURO chỉ áp dụng nếu các sản phẩm không thay đổi hoặc có những thay đổi nhỏ, nếu không thì áp dụng phí đăng ký / đăng ký mới. (**) Phí hàng năm: được tính trên % doanh thu của các sản phẩm được bán có gắn nhãn EU Ecolabel. Thu phí 0,15% với sản phẩm, 0,10% với dịch vụ. (***) Chỉ áp dụng cho các sản phẩm / dịch vụ được bán từ năm 2018 trở đi, và chỉ dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ. Mức phí cố định là 100 EURO sẽ được áp dụng, bất kể doanh thu là bao nhiêu.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo EU Ecolabel Fees, 2018)

+ Hiệu lực và sự bảo vệ cho sản phẩm được cấp nhãn

Các tiêu chí cho mỗi nhóm sản phẩm được sửa đổi ba hoặc bốn năm một lần. Do đó, thời hạn sử dụng tối đa của một đăng ký cũng chỉ giưới hạn tại ba hoặc bốn năm. Khi bộ tiêu chí thay đổi, những người sử dụng nhãn EU Ecolabel sẽ tiến hành đăng ký lại khi các tiêu chí mới, sửa đổi này có hiệu lực. Trong thời gian ban hành tiêu chí mới, một giai đoạn chuyển tiếp để những người sử dụng có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc đăng ký đánh giá lại thường được cho phép và được quy định rõ ràng.

Nhãn sinh thái EU Ecolabel được coi là một sản phẩm thương mại, do đó bất kỳ việc sử dụng trái phép nào nhãn sinh thái này đều được coi là vi phạm pháp luật của EU. Như đã phân tích ở phần trên, việc cấp quyền sử dụng nhãn được ban hành như một hợp đồng, qua đó ràng buộc nghĩa vụ của người sử dụng nhãn phải thực hiện cũng như nghĩa vụ của tổ chức cấp nhãn trong việc đảm bảo tính minh bạch và uy tín của toàn bộ chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 43 - 51)