Một số hạn chế của chương trình nhãn sinh thái GreenLabel Thailand

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 66 - 67)

Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của chương trình nhãn sinh thái Green Label là sự công khai thông tin. Toàn bộ các thông tin của chương trình liên quan đến danh sách sản phẩm, tiêu chí cấp nhãn đều được phổ biến trên cổng thông tin của chương trình và được sử dụng song ngữ là tiếng Anh và tiếng Thái. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến hướng dẫn đăng ký, các thủ tục và công việc liên quan đến việc đăng ký đều chỉ có văn bản hướng dẫn duy nhất bằng tiếng Thái. Hạn chế này khiến các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tiếp cận với các thông tin để tham gia chương trình sẽ tốn thời gian và công sức yêu cầu bản dịch tiếng Anh từ TEI.

Hạn chế thứ hai của chương trình là việc lựa chọn các sản phẩm xây dựng tiêu chí còn chưa phù hợp với tình hình thị trường. Có những nhóm sản phẩm có rất nhiều sản phẩm tham gia đăng ký như sơn (238 sản phẩm) hay máy phô tô (171 sản phẩm); nhưng cũng có rất nhiều nhóm chỉ có số lượng rất ít sản phẩm tham gia đăng ký như nước rửa bát (3 sản phẩm) hay gạch xây dựng (1 sản phẩm) (18). Phải chăng, các nhóm sản phẩm có ít đăng ký là do nhu cầu sử dụng sản phẩm sinh thái của nhóm đó trong thị trường là không cao hay những sản phẩm đó không có nhiều cải tiến công nghệ phù hợp với môi trường. Lý do nào khiến tình trạng này xảy ra vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, vấn đề này là vấn đề mà chương trình sẽ phải tiến hành đánh giá lại một cách nghiêm túc.

Hạn chế thứ ba của chương trình là việc chương trình dù mang quy mô quốc gia nhưng vẫn không phải là chương trình duy nhất. Theo đó, chính phủ Thái Lan

duy trì một chương trình tăng trưởng xanh, nhằm mục tiêu đạt được tăng trưởng bền vững. Nhãn Green Label chỉ là một chương trình trong kế hoạch được đặt ra. Đồng hành cùng nhãn Green Label còn có các chương trình như Giỏ hàng xanh thuộc lĩnh vực mua sắm công, chương trình Nhãn Carbon về sản phẩm có lượng phát thải ít, nhãn Lá xanh cho ngành dịch vụ khách sạn, … (APRSCP, 2014). Từ đó dẫn đến việc không có các báo cáo, tiêu chí cụ thể để đánh giá về hiệu quả của Green Label đối với doanh thu của nhà sản xuất trước và sau khi thực hiện chương trình (Thidell Åke, Leire Charlotte, Lindhqvist Thomas, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 66 - 67)