Nhóm giải pháp xây dựng chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 92 - 96)

3.3.1.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn

Xét về khía cạnh ngắn hạn trong việc xây dựng chương trình nhãn sinh thái, các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường kết quả trong quá trình xây dựng chương trình. Yêu cầu cho các giải pháp trong nhóm này là có thể thực hiện một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả ngay khi thực hiện hoặc trong một thời gian chờ đợi không dài.

Giải pháp ngắn hạn đầu tiên là giải pháp về cơ cấu tổ chức cho chương trình nhãn sinh thái. Giải pháp này có nội dung nhằm tăng cường sự hoạt động hiệu quả của cơ cấu tổ chức thông qua các trao đổi kinh nghiệm, hợp tác với các chương trình nhãn sinh thái bạn bè. Những sự hợp tác và trao đổi này sẽ không làm ảnh

hưởng đến khung tổ chức căn bản của chương trình như cơ quan phụ trách, thành phần tổ chức,… Mục đích mà giải pháp hướng tới là việc tiếp thu về xây dựng bộ phận vận hành trực tiếp có thể được thay đổi, sửa đổi sau những quá trình trao đổi kinh nghiệm này. Có thể đó chỉ là thay đổi nhỏ về bộ phận tiếp nhận hồ sơ, bộ phận cấp chứng nhận,… nhưng cũng thể hiện sự tiến bộ và cải tiến của toàn bộ chương trình. Giải pháp tiếp theo được xếp vào nhóm ngắn hạn cho giai đoạn xây dựng chương trình nhãn sinh thái là việc tiến hành tiếp tục các chương trình nhãn sinh thái hiện tại ở Việt Nam. Việc thực hiện này sẽ không bị cứng nhắc trong bộ khung làm sẵn mà sẽ phải có những thay đổi, cập nhật theo phản hồi thực tế của thị trường. Các chương trình nhãn sinh thái hiện có đã đang tạo được những vị thế nhất định trong cộng đồng, dù chúng chưa thực sự thành công. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tiếp tục vận hành các chương trình đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí thay đổi trong chính sách và thời gian của chính phủ. Việc cần làm trong giai đoạn này là khiến chương trình nhãn sinh thái thích nghi với các thay đổi của thị trường, bao gồm các công việc bổ sung nhóm sản phẩm và cập nhật bộ tiêu chí.

Giải pháp thứ ba được đưa ra nhằm giúp việc lựa chọn và xây dựng tiêu chí của chương trình nhãn sinh thái nhằm vào việc tổ chức các Hội đồng xây dựng tiêu chí cấp nhãn. Lấy ví dụ trong chương trình nhãn xanh Việt Nam, công việc này cần được thực hiện hiệu quả và nhanh chóng hơn. Việc thành lập này cẩn đảm bảo sự thực hiện nhanh chóng, nhưng cũng cần đảm bảo sự đại diện của nhóm nhà sản xuất và nhóm người tiêu dùng. Hội đồng sau khi đưa ra sản phẩm thành công là các bộ tiêu chí được ban hành sẽ được giải tán để thành lập các hội đồng cho việc nghiên cứu các sản phẩm tiếp theo. Việc này sẽ tiến kiệm được thời gian trong việc xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với chính sách nhưng nhà sản xuất có thể tiếp nhận, tránh việc phải thảo luận lại quá nhiều trong quá trình xây dựng tiêu chí. Đồng thời, việc thành lập các Hội đồng theo từng nhu cầu sản phẩm sẽ tiết kiệm chi phí để duy trì hoạt động của các cơ quan này, giảm gánh nặng chi phí vận hành cho chương trình.

3.3.1.2. Nhóm giải pháp dài hạn

Nhóm giải pháp dài hạn cho quá trình xây dựng chương trình nhãn sinh thái tập trung vào các giải pháp cần đầu tư nhiều thời gian và sức lực để có thể thực hiện. Đồng thời, những giải pháp này sẽ không thể hiện kết quả trong thời gian ngắn mà cần được đánh giá trong những khoảng thời gian dài, từ 5 năm trở lên. Mốc thời gian này là mốc thời gian thông thường các chương trình nhãn sinh thái tiến hành cập nhật khoa học công nghệ. Về bản chất, nhóm giải pháp dài hạn được đưa ra trên cơ sở của những tiến bộ khoa học cũng như phát triển của nhân loại.

Giải pháp đầu tiên là giải pháp cho việc xây dựng bộ máy vận hành của chương trình nhãn sinh thái. Căn cứ vào việc đánh giá hiệu quả của các chương trình nhãn sinh thái đã được thực hiện, Việt Nam nên lựa chọn một số lượng chương trình nhãn sinh thái phù hợp để tập trung động lực và nỗ lực của nhà nước và thị trường trong việc thực hiện. Cụ thể hơn, Việt Nam nên chỉ tập trung vào hai chương trình nhãn sinh thái chính là Nhãn xanh Việt Nam và nhãn năng lượng.

Nhãn xanh Việt Nam là chương trình thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, là chương trình thống nhất cho các sản phẩm và dịch vụ, bao hàm cả ngành du lịch như một khía cạnh của dịch vụ. Nhãn xanh sẽ nghiên cứu và đảm bảo về khía cạnh môi trường xanh, là khía cạnh rộng và tổng hợp. Ở mặt khác, nhãn năng lượng là chương trình dành riêng cho các sản phẩm sử dụng năng lượng, và là nên là bắt buộc cho toàn bộ các sản phẩm điện có mục đích sử dụng cuối cùng. Nhãn năng lượng sẽ là chương trình cụ thể và tập trung vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

Do tính chất bắt buộc, nhãn năng lượng vẫn sẽ do cơ quan trực thuộc Bộ Công thương tiến hành quản lý trực tiếp. Đối với Nhãn xanh, do tính chất tự nguyện, cơ cấu của bộ phận vận hành nhãn sẽ cần được tách ra khỏi bộ chủ quản. Do nhà nước tiến hành một cơ quan riêng biệt để thực hiện các chức năng trong chương trình. Cơ quan này sẽ bao gồm đại diện của các bộ ngành liên quan, cũng như các nhà chuyên gia trong lĩnh vực sản phẩm, và đại diện hiệp hội người tiêu dùng, nhà sản xuất để đảm bảo tính khách quan và công bằng.

Việc thay đổi bộ máy tổ chức yêu cầu sự hỗ trợ và quyết định mạnh mẽ của Chính phủ, cũng như yêu cầu một thời gian tương đối dài để có thể hoạt động ổn

định. Tuy nhiên, giải pháp này giúp cho mang lưới nhãn sinh thái trong nội địa Việt Nam có thể trở nên đơn giản, cũng như dễ tiếp cận hơn đối với cộng đồng. Cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, lẫn nhà nhập khẩu đều sẽ không phải mất thời gian và công sức tiến hành nghiên cứu quá nhiều chương trình nhãn sinh thái không cần thiết. Theo đó, tất cả những việc cần làm là xác định xem sản phẩm thuộc nhóm đăng ký nhãn môi trường bắt buộc hay đăng ký nhãn xanh tự nguyện.

Giải pháp dài hạn thứ hai trong việc xây dựng chương trình nhãn sinh thái giải pháp về việc tương thích các tiêu chí cấp nhãn trong nội địa và những chương trình nhãn sinh thái quốc tế. Đối với nhãn sinh thái nội địa, bộ tiêu chí của chương trình nhãn năng lượng bắt buộc hoàn toàn có thể được đưa vào chương trình nhãn xanh như một cụm tiêu chí về lĩnh vực năng lượng bên cạnh các nhóm tiêu chí khác như lượng tài nguyên đầu vào hay lượng phát thải. Đối với nhãn năng lượng, khi tiến hành đồng nhất, một sản phẩm sử dụng năng lượng đạt được nhãn xanh nghiễm nhiên sẽ thỏa mãn các yêu cầu về nhãn năng lượng. Tuy nhiên, xét riêng trong việc tiến hành thương thích ở quy mô nội địa, giải pháp này đòi hỏi sự minh bạch và trong sạch của toàn bộ các chương trình cấp nhãn. Càng mình bạch, quá trình đối ứng càng dễ thực hiện và đảm bảo sự tin tưởng.

Trong việc kết nối với quy mô toàn quốc tế, việc đầu tiên tiến hành thực hiện sẽ là thực hiện đồng bộ về tiêu chí cấp nhãn đối với các sản phẩm trong danh mục của nhãn. Lấy ví dụ, tiêu chuẩn cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm bóng đèn huỳnh quang của Việt Nam sẽ được đồng bộ tiêu chuẩn cho cùng sản phẩm trong chương trình nhãn sinh thái Thái Lan. Việc tương tích về tiêu chuẩn sản phẩm sẽ giúp sản phẩm của các quốc gia dễ được công nhận ở các quốc gia khác nếu hai bên có tiến hành những sự hợp tác trao đổi này. Từ đó, giúp đối tượng đăng ký tiết kiệm được chi phí kiểm định cũng như các chi phí chuẩn bị cho hồ sơ. Giải pháp này, dĩ nhiên, sẽ chỉ có thể thực hiện được khi hai quốc gia có sự tương đồng trong trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất. Trong trường hợp trình độ khoa học yêu cầu trong chương trình nhãn sinh thái là quá khác biệt lẫn nhau, biện pháp này là không khả thi và gây ảnh hưởng đến quốc gia có trình độ thấp hơn. Từ đó, việc lựa chọn quốc gia tiến hành hợp tác cũng cần được cơ quan quản lý xem xét cụ thể. Tại Việt Nam, với hiệp

hội ASEAN, chúng ta hoàn toàn có thể liên kết với các nước thành viên về giải pháp này. Thậm chí, với những nhãn sinh thái của các quốc gia phát triển như EU hay Nhật Bản, cũng sẽ có những sản phẩm phù hợp đề đề nghị liên kết giữa các bên. Trong tương lai dài hơn nữa, khi sự hợp tác song phương được hai bên thực hiện tương đối, chúng ta có thể tiến hành sự liên kết chặt chẽ hơn thể hiện bằng cách công nhận lẫn nhau các nhãn sinh thái. Tầm cao nhất của các sự liên kết này khi mạng lưới nhãn sinh thái trên thế giới hình thành và đồng nhất ở mọi quốc gia. Khi đó, chương trình nhãn sinh thái sẽ phát triển thành chương trình cho thị trường tiêu dùng toàn cầu. Chúng ta sẽ không phải tốn quá nhiều trong việc xây dựng chương trình cho từng quốc gia. Thành viên mới của tổ chức hoàn toàn có thể nhận được mô hình và chương trình mẫu từ các thành viên hiện tại. Đây là giải pháp tham vọng và cần rất rất nhiều thời gian thực hiện để có thể thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)