Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng và vận hành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 87 - 92)

tính quốc tế nhất là Nhãn Xanh Việt Nam còn chưa là thành viên chính thức của Mạng lưới GEN. Các chương trình cũng không có bất kỳ thỏa thuận hợp tác song phương hay công nhận với nhãn sinh thái nào khác ngoài lãnh thổ. Điều này khiến cho các nhà sản xuất để xuất khẩu của Việt Nam không có nhu cầu tham gia chương trình. Nguyên nhân là khi các nhà xuất khẩu này tiến hành thâm nhập thị trường quốc gia khác, họ vẫn phải tiến hành đăng ký nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình, do nhãn sinh thái Việt Nam nếu có cũng không thể sử dụng được.

3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng và vận hành các chương trình nhãn sinh thái chương trình nhãn sinh thái

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng vào các mục tiêu phát triển bền vững, tập hợp các công cụ chính sách để đạt được mục tiêu này. Trong đó, các chương trình nhãn sinh thái được coi là công cụ hữu hiệu và đắc lực trong gói các công cụ này.

Mục tiêu tổng quát trong quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, ban hành ngày 12/04/2012 đã nhấn mạnh tư tưởng ưu tiên cho chiến lược tăng trưởng xanh. Nội dung cụ thể trong mục tiêu của Đảng và Nhà nước cho giai đoạn này là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Chính phủ đặt ra các định hướng ưu tiên cụ thể và rõ ràng, trong đó bao gồm: + Xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Từng bước thị trường hóa giá năng lượng, nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam.

+ Phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”, ưu tiên phát triển các ngành, các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát triển công nghệ cao tại các đô thị lớn. Từng bước phát triển ngành công nghiệp môi trường.

+ Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.

+ Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh. Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Áp dụng những chính sách điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.

Nâng tầm phát triển bền vững, trong quyết định số 76/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng về nội dung phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 11/01/2016, nhấn mạnh về các công cụ chương trình nhãn sinh thái một cách trọng điểm hơn.

Mục tiêu tổng quát của chương trình đã được nhấn mạnh rõ ràng và chi tiết hơn trong việc định hướng các hoạt động cho sảm xuất và tiêu dùng. Theo đó, Đảng và Nhà nước đặt ra các mục tiêu hành động cụ thể:

+ Từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng;

+ Tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường;

+ Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải;

+ Duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm;

+ Tiếp tục thực hiện hoạt động dán Nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các loại nhãn sinh thái khác; đẩy mạnh hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường;

+ Thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động về mua sắm công xanh; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân rộng mô hình mua sắm công xanh;

+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm được dán Nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các nhãn sinh thái khác.

Hai quyết định trong hai thời kỳ thể hiện rõ sự quan tâm và định hướng đến việc thực hiện các chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển bền vững. Cụ thể hóa những phương châm này, hai chương trình nhãn sinh thái thành công nhất của chúng ta là Nhãn xanh Việt Nam của Bộ Tài Nguyên Môi Trường và nhãn năng lượng của Bộ Công Thương đã được hình thành, và điều hành cụ thể bằng những nghị định, nghị quyết của bộ máy hành pháp Việt Nam.

Chương trình nhãn sinh thái Nhãn xanh Việt Nam được ra đời từ quyết định số 253/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành ngày 05/03/2009.

Mục tiêu của chương trình là nhằm tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận. Đồng thời, quyết định đề cập đến việc hành động nhằm xây dựng “Nhãn xanh Việt Nam” trở thành một thương hiệu mạnh, có uy tín trong hệ thống cấp chứng nhận trong nước, được nhìn nhận trong khu vực và trên thế giới.

Đi từ quyết định 253/QĐ-BTNMT, quyết định số 1492/QĐ-BTNMT được ban hành nhằm thành lập Hội đồng Tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái. Hội đồng có nhiệm vụ xét duyệt, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt: danh mục

nhóm sản phẩm, dịch vụ là đối tượng tham gia của Chương trình cấp nhãn sinh thái; tiêu chí cấp nhãn sinh thái cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ là đối tượng của Chương trình. Đồng thời, Hội đồng phải tiến hành tư vấn, thúc đẩy triển khai Chương trình cấp nhãn sinh thái cho Bộ quản lý.

Nhằm hướng dẫn cụ thể cho các đối tượng liên quan đến việc triển khai và thực hiện chương trình Nhãn xanh Việt Nam, Bộ Tài Nguyên Môi Trường tiếp tục ban hành quyết định số 41/2013/TT-BTNMT chỉ đạo rõ ràng về trình tự, thủ tục, chứng nhận và gắn nhãn sinh thái cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Mọi công việc liên quan đến chương trình gắn nhãn đều được cụ thể hóa và hướng dẫn thành hành động cụ thể thông qua quyết định này.

Dựa vào bộ khung chính sách ban hành của Bộ Tài Nguyên Môi Trường đối với chương trình Nhãn xanh Việt Nam, chương trình được tiến hành phổ biến và triển khai cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn trên thị trường thực tế.

Đối với chương trình dán nhãn năng lượng, căn cứ pháp luật nhà nước đầu tiên của chương trình đến từ quyết định 79/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015, ban hành ngày 14/04/2006.

Trong quyết định này, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp. Yêu cầu này được triển khai thông qua đề án phát triển các tiêu chuẩn và dán nhãn chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho một số sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn. Nội dung của đề án bao gồm ba mục chính là:

+ Khảo sát tình hình sử dụng năng lượng của các thiết bị có tiêu thụ năng lượng trong xã hội, xác định mức độ phổ biến và tỷ trọng tham gia trong cơ cấu tiêu dùng năng lượng của từng loại thiết bị; lập danh mục các thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng, phân nhóm theo mức hiệu suất phù hợp với trình độ phát triển của xã hội theo từng thời kỳ.

+ Xây dựng và ban hành 05 bộ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu cho các sản phẩm mục tiêu theo danh mục lựa chọn (đèn huỳnh quang; chấn lưu dùng cho đèn huỳnh quang; quạt điện; động cơ điện; điều hoà nhiệt độ; tủ lạnh) trong giai đoạn 2006 - 2010 và 05 bộ tiêu chuẩn cho 05 chủng loại thiết bị được lựa chọn trong giai đoạn 2011 - 2013.

+ Xây dựng chương trình và mạng lưới thử nghiệm hiệu suất năng lượng, trang thông tin điện tử về hoạt động dán nhãn cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Sau khi triển khai, chương trình nhãn năng lượng đã đi vào hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện vào thời điểm 2008.

Năm 2010, Quốc hội Việt Nam thông qua luật số 50/2010/QH12: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Luật khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp. Đây là công cụ tiền đề để chương trình nhãn năng lượng được tiến hành thực hiện từ quá trình tự nguyện sang bắt buộc.

Quyết định đầu tiên thể hiện tính bắt buộc của chương trình dán nhãn năng lượng là quyết định 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng. Quyết định thể hiện lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các sản phảm thuộc danh mục quản lý của Bộ Công thương bắt buộc từ năm 2013, trong đó, thời hạn cụ thể của các nhóm hàng như sau:

+ Nhóm hàng thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;

+ Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: từ ngày 01 tháng 01 năm 2014; + Nhóm phương tiện giao thông vận tải: từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Năm 2017, Nhà nước tiến hành việc mở rộng những sản phẩm yêu cầu dán nhãn năng lượng theo quyết định 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng chính ban hành ngày 09/03/2017. Các sản phẩm được yêu cầu bắt buộc dán nhãn năng lương bao gồm:

+ Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;

+ Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay;

+ Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện; + Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.

Lộ trình dán nhãn bắt buộc được áp dụng cho các sản phẩm mới so với quyết định 51/2011/QĐ-TTg là 2019 và 2020.

Các văn bản quy phạm pháp luật đã góp phần mạnh mẽ trong việc định hướng chp các chương trình nhãn sinh thái đi theo đúng tư tưởng của Đảng và Nhà Nước. Qua đó, các chương trình nhãn sinh thái được quy định hóa và vận hành một cách hợp pháp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)