Nội dung chương trình nhãn GreenLabel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 58 - 63)

2.1.2.1. Giai đoạn xây dựng + Cơ cấu tổ chức

Chương trình nhãn sinh thái Green Label của Thái Lan được vận hành trực tiếp bởi Viện Môi trường Thái Lan TEI. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn những sản phẩm hoặc thiết lập bộ tiêu chí, TEI đưa ra tổ chức Ủy ban chứng nhận sản phẩm và Hội đồng quản trị Green Label bao gồm các thành viên đến từ:

1) Viện Tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan (TISI) 2) Cục Kiểm soát ô nhiễm (PCD)

3) Cục Công nghiệp (DIW)

4) Cục Xúc tiến chất lượng môi trường (DEQP)

5) Hội đồng kinh doanh phát triển bền vững Thái Lan (TBCSD) 6) Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI)

7) Viện Môi trường Thái Lan (TEI), và

8) Chuyên gia kỹ thuật về các vấn đề liên quan.

Ủy ban và hội đồng này sẽ đóng vai trò lựa chọn các nhóm sản phẩm để xây dựng bộ tiêu chí cấp nhãn cho chương trình Green Label Thái Lan. Cơ quan phụ trách chương trình là TEI sẽ phụ trách các công việc liên quan đến vận hành chương trình, bao gồm việc công khai thông tin, tư vấn cho người đăng ký, xác nhận sản

phẩm phù hợp với chương trình cũng như theo dõi việc sử dụng nhãn sinh thái của đối tượng được cấp.

+ Sự lựa chọn sản phẩm nghiên cứu

Tiếp nhận thông tin - từ nghiên cứu thị trường, đề xuất từ nhà sản xuất ↓

Đánh giá độ ưu tiên cho các nhóm sản phẩm ↓ Ủy ban quản trị Green Label đưa ra quyết định: Đồng ý -> Lưa chọn nhóm sản phẩm

Không đồng ý -> Không lựa chọn nhóm sản phẩm

Hình 2.6: Quy trình lựa chọn sản phẩm nghiên cứu - chương trình Green label Thái Lan

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Để có thể được lựa chọn là sản phẩm để xây dựng bộ tiêu chí cấp nhãn cho chương trình Green Label, một nhóm sản phẩm sẽ phải trải qua ba giai đoạn đánh giá. Giai đoạn đầu tiên là việc sản phẩm đó phải được đề cử đến Bộ phận tiếp nhận của Ủy ban chứng nhận sản phẩm và Hội đồng quản trị Green Label. Sự đề cử này có thể đến từ các nghiên cứu thị trường, hay đến từ các nhà sản xuất của sản phẩm. Thông thường, các nghiên cứu thị trường có thể đến từ các chuyên gia về sản phẩm, các cơ quan nghiên cứu, hay thậm chí từ các cơ sở giáo dục. Các nghiên cứu này được chuyển tới Bộ phận tiếp nhận của Green Label, đề cử cho sản phẩm trong nghiên cứu. Ở một loại đề cử khác, nhóm các nhà sản xuất có thể đề nghị chương trình cân nhắc về sản phẩm của mình trong vấn đề lựa chọn sản phẩm cấp nhãn.

Sau khi nhận được các đề cử, Bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành đánh giá sự ưu tiên của nhóm sản phẩm đó trong toàn bộ danh sách sản phẩm được đề cử trong cùng một giai đoạn. Việc lựa chọn này được căn cứ dựa trên dung lượng sản phẩm trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng có đủ lớn để sản phẩm tạo ra các tác động tới môi trường khi được lựa chọn thay thế. Sản phẩm nào có sức mạnh

thị trường lớn hơn, có khả năng tạo ra nhiều tác động tốt tới môi trường hơn sẽ được ưu tiên đưa vào xây dựng tiêu chí trước.

+ Thiết lập tiêu chí cấp nhãn

Nhãn sinh thái Geen Label là chứng nhận môi trường được trao cho các sản phẩm cụ thể được chứng minh là có tác động bất lợi tối thiểu đến môi trường, so với các sản phẩm khác phục vụ cùng chức năng. Nguyên tắc cơ bản khi tiến xây dựng tiêu chí cấp nhãn cho chương trình nhãn Green label bao gồm ba nội dung chính là: khía cạnh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên - nguyên liệu, nước, năng lượng; khía cạnh giảm ô nhiễm - quá trình sản xuất, giai đoạn sử dụng, vận chuyển; khía cạnh quản lý chất thải - sau khi sử dụng (xử lý, tái chế). Toàn bộ ba nguyên tắc này được thể hiện trong vòng đời sản phẩm khép kín mà chương trình Green Label phân tích, bao gồm các quá trình: nguyên liệu sản xuất -> sản xuất -> vận chuyển -> sử dụng và tái sử dụng -> xử lý tái chế về nguyên liệu sản xuất.

Quá trình xây dựng để một bộ tiêu chí được đi vào thực tiễn cũng sẽ gồm ba bước:

Bước 1: Ủy ban quản trị Green Label thành lập một Hội đồng Kỹ thuật phụ trách việc xây dựng bộ tiêu chí cho sản phẩm. Hội đồng này có thể gồm đẩy đủ đại diện của các thành phẩn trong Ủy ban quản trị hoặc không, tuy nhiên nhất thiết phải có thành phần các chuyên gia về sản phẩm để có thể thiết lập được các tiêu chí mang tính khoa học.

Bước 2: Hội đồng kỹ thuật tiến hành lên dự thảo bộ tiêu chí. Từ dự thảo này, Hội đồng tổ chức hội thảo chuyên ngành để thảo luận công khai và hoàn thành bản nháp đầu tiên của bộ tiêu chí. Sau khi bộ tiêu chí nháp được hội thảo thống nhất, TEI sẽ tiến hành công bố công khai bộ tiêu chí nháp này trên các phương tiện của truyền thông của mình và lấy ý kiến cộng đồng, tiến hành các sửa đổi hợp lý.

Bước 3: Ủy ban quản trị Green Label công nhận nhóm tiêu chí và đưa nhóm tiêu chí vào sử dụng thục tế. Các nhóm tiêu chí sẽ chính thức được đưa vào thực hiện trong thực tế của chương trình Green Label.

2.1.2.2. Giai đoạn vận hành + Sự công khai, tính tư vấn

Giống như các chương trình nhãn sinh thái khác, Green Label cũng tiến hành công khai, cập nhật các thông tin chính thức một các thường xuyên trên cổng thông tin điện tử của nhãn tại địa chỉ http://www.tei.or.th/greenlabel. Tuy nhiên, ngôn ngữ chủ yếu của các văn bản quy phạm là tiếng Thái, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tham gia chương trình cũng như thâm nhập vào thị trường Thái Lan. Bên cạnh đó, sự công khai còn được thể hiện bởi việc đại chúng hóa tất các số liệu liên quan đến việc thực hiện chương trình của TEI. Các thông tin về danh sách sản phẩm được cấp nhãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Điều này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được những sản phẩm có chứng nhận Green Label trên thị trường.

Tính tư vấn của chương trình Green Label cũng đồng thời được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức đa thành phần của Ủy ban chứng nhận sản phẩm và Hội đồng quản trị. Các đại diện đến từ mọi khía cạnh trong nền kinh tế bao gồm chính phủ, nhà sản xuất, người tiêu dùng; tuy nhiên cũng đảm bảo tính khoa học khi có sự hiện diện của các chuyên gia. Một phần khác trong tính tư vấn được thể hiện trong quá trình xây dựng bộ tiêu chí. Ủy ban Kỹ thuật phụ trách xây dựng bộ tiêu chí không chỉ tổ chức các hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, mà còn tiến hành lấy ý kiến tham khảo công khai của cộng đồng. Cho dù kết quả không thể biết được sự tiếp nhận các ý kiến đóng góp đó đạt được đến mức độ như thế nào nhưng điều này cũng chứng minh nỗ lực nâng cao vai trò tư vấn của cộng đồng vào chương trình cấp nhãn.

+ Quy trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Quy trình từ khi đăng ký đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận Green Label đối với một sản phẩm sẽ cần trải qua lần lượt 4 bước.

Bước 1: Tiến hành điền đơn đăng ký, và nộp bộ hồ sơ sản phẩm cho TEI. Cần chủ ý ở đây là sản phẩm phải có các kết quả kiểm tra phù hợp với danh mục sản phẩm và bộ tiêu chí đã được công bố của chương trình.

Bước 2: TEI sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, thực kiện kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất nếu cần. Trong quá trình kiểm duyệt hồ sơ, nếu sản phẩm đã được nhận các chứng chỉ của ISO như ISO 9001 hoặc 14001, thì sẽ nghiễm nhiên không phải tiến hành kiểm tra thực tế.

Bước 3: TEI sẽ đưa ra quyết định sản phẩm phù hợp hay không phù hợp để tham gia chương trình Green Label. Đồng thời cơ quan này đưa quyết định lên Hội đông quản trị chương trình lấy ý kiến phê duyệt đồng thuận cuối cùng.

Bước 4: TEI và chủ sản phẩm được chấp nhận tham gia chương trình Green Label sẽ ký hợp đồng sử dụng nhãn Green Label cho sản phẩm đó. Trong hợp đồng quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của chương trình Green Label cũng như của chủ sản phẩm.

Mức phí quy định trong chương trình Green Label gồm 2 loại phí chính là phí đăng ký tham gia chương trình và phí thực hiện chương trình hàng năm. Mức phí để các đối tượng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký là 5.000 bath cho một hồ sơ đăng ký mới của một sản phẩm. Tuy nhiên, nếu chủ sản phẩm chỉ tiến hành gia hạn cho sản phẩm đã đăng ký, chi phí của bộ hồ sơ sẽ chỉ còn là 3.000 bath. Trong quá trình xét duyệt đơn, nếu phát sinh yêu cầu công tác của TEI khi phải đi kiểm tra thực tế, chủ đơn sẽ phải chi trả khoản công tác phí cho TEI là 15.000 bath cho một ngày công tác. Đối với phí thường niên, do chương trình Green Label có thời hạn tối đa 3 năm nếu không có sự thay đổi về bộ tiêu chí, TEI đã đưa ra hai mức thu phí thường niên áp dụng cho trường hợp chủ sản phẩm muốn đóng phí một lần hoặc đóng phí hàng năm. Theo đó, nếu đóng phí một lần cho cả 3 năm sử dụng, chủ sản phẩm sẽ nộp cho TEI 80.000 bath; còn nếu quyết định đóng phí hàng năm thì mức phí sẽ là 40.000 bath cho một năm sử dụng. Quy định lệ phí này khuyến khích các chủ sản phẩm đóng phí cho cả 3 năm tham gia chương trình Green label, ràng buộc các chủ sản phẩm trong nghĩa vụ của chương trình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc đóng phí hàng năm để tránh đi sự thay đổi của bộ tiêu chí khiến phải đăng ký lại do sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

+ Hiệu lực và sự bảo vệ cho sản phẩm được cấp nhãn

Hợp đồng sử dụng nhãn Green Label có hiệu lực tối đa 3 năm và sẽ có thể tiến hành gia hạn hàng năm cho đến khi bộ tiêu chí tiến hành thay đổi. Tại Green Label, một bộ tiêu chí sẽ chỉ có khoảng thời gian hoạt động khoảng 4 năm trước khi có những sửa đổi. Chương trình đảm bảo một khoảng thời gian phù hợp để các sản phẩm tham gia chương trình có thể có đủ thời gian tận dụng những ưu đãi cũng như phát triển thị trường. Vấn đề bảo vệ cho nhãn Green Label được quy định rõ trong hợp đồng được ký giữa hai bên. Nghĩa vụ của chương trình là đảm bảo uy tín của nhãn cũng như phát triển nhãn lên vị thế tốt hơn trong các hoạt động thị trường, còn nghĩa vụ chính của người sử dụng nhãn là phải tuân thủ theo các điều khoản hợp đồng. Phần nội dung này, thông thường các nhãn sinh thái hoạt động theo hình thức hợp đồng sử dụng nhãn sẽ có các áp dụng giống nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 58 - 63)