Bài học kinh nghiệm cho quá trình vận hành chương trình nhãn sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 69 - 72)

Song song với việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam qua việc phân tích chương trình nhãn sinh thái của EU và Thái Lan, những kinh nghiệm trong quá trình triển khai vận hành chương trình nhãn cũng sẽ được ghi nhận.

Thứ nhất là cần phải công khai thông tin: Việt Nam cần phải học tập hai chương trình này trong việc tiến hành sử dụng ngôn ngữ quốc tế hóa. Cổng thông tin trực tiếp nơi cung cấp cho các đối tượng liên quan các thông tin về chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam mới chỉ được thực hiện bằng tiếng Việt. Đối với Thái Lan, hai ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Thái Lan và tiếng Anh. Tại EU, ngôn ngữ của toàn bộ các quốc gia thành viên đều được đưa vào hướng dẫn chương trình. Việc thiếu phương tiện liên lạc bằng ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh của các chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam, vô hinh chinh đã giảm đi khả năng hợp tác mang tính quốc tế cũng như nhu cầu thamg gia chương trình của các đối tác nước ngoài khi gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin.

Sự bất đồng ngôn ngữ cũng khiến cho vai trò tư vấn của chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam không đạt hiệu quả như các chương trình bạn. Ngoài tính tư vấn khi có tổ chức thanh flập từ nhiều đại diện, cũng như tính tư vấn trong quá trình lấy ý kiến cho bộ tiêu chí, sự tư vấn còn có thể hiểu thêm theo nghĩa đen là sự giải đáp thắc mắc của các đơn vị liên quan đến chương trình. Rào cản ngôn ngữ khiến việc đưa ra thắc mắc và giải quyết thắc mắc đều gặp trở ngại, đồng thời làm giảm tính đóng góp của những nhà sản xuất có trình độ phát triển cả tầm quốc tế.

Thứ hai là áp dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký – xét duyệt nhãn sinh thái. Kinh nghiệm về quy trình và việc phê duyệt chương trình nhãn sinh thái về sản phẩm được rút ra từ việc mở rộng đăng ký đơn trực tiếp thành trực tuyến. Về nguyên tắc, toàn bộ các hồ sơ giấy tờ của sản phẩm đều phải đươc gửi đến cơ quan quản lý chương trình nhãn sinh thái để tiến hành xét duyệt. Tuy nhiên, việc đăng ký hồ sơ trực tuyến, sau đó gửi hồ sơ qua đường bưu điện tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí đi lại của cá nhân phải tiến hành đăng ký. Trong

bối cảnh khoa học công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tiết kiệm thời gian và chi phí thông qua việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật, ngay cả trong việc tiến hành những công việc thuần túy như đăng ký cũng là hình thức thể hiện nỗ lực trong việc tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu quả lao động.

Thứ ba là việc đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan thông qua hợp đồng sử dụng nhãn sinh thái. Các chương trình nhãn sinh thái hiện tại ở Việt Nam thuần túy là chương trình chứng nhận. Theo đó, việc các nhà đăng ký sau khi đạt được chứng nhận mà không thực hiện theo cam kết sẽ khó có thể được giải quyết bằng các công cụ pháp luật. Trái lại, trong EU Ecolabel và Green Label Thái Lan, việc sử dụng nhãn hiệu của chương trình nhãn sinh thái được thực hiện như một hợp đồng nhượng quyền. Thông qua đó, chương trình nhãn sinh thái và người sử dụng ràng buộc lẫn nhau thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ. Đây chính là động lực để cả hai phía cùng chấp hành tốt chương trình nhãn sinh thái.

Thứ tư là việc giao lưu quốc tế của bản thân chương trình nhãn sinh thái. Phần này gồm có việc tham gia mạng lưới nhãn sinh thái quốc tế cũng như tiến hành hợp tác công nhận song phương đối với một bộ phận hoặc toàn bộ chương trình nhãn sinh thái. Đối với nhãn sinh thái EU Ecolabel, do uy tín hình thành và phát triển, nhãn đã được rất nhiều các quốc gia thừa nhận tương đương. Đối với nhãn Green Label, mới chỉ thực hiện hợp tác tương đương ở một vài bộ tiêu chí, ngoài ra đã có những biên bản ghi nhớ về đánh giá tại chỗ đối với các nhãn sinh thái quốc gia khác.

Thứ năm là việc tiến hành tuyên truyền và phổ biến nhãn sinh thái đến đời sống tiêu dùng. Ngoài việc tăng cường giáo dục, nhãn sinh thái có thể được áp dụng như một yêu cầu đối với mua sắm công, qua đó thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc ủng hộ chương trình nhãn sinh thái được đưa ra như trong trường hợp của nhãn Green Label – phối hợp với chương trình Giỏ hàng xanh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Chương II tiến hành phân tích nội dung cụ thể của hai chương trình nhãn sinh thái là EU Ecolabel và Thái Lan Green Label, đồng thời rút ra các bài học từ những thành công và hạn chế của hai nhãn sinh thái này.

Phần một phân tích nội dung xây dựng và vận hành của chương trình nhãn sinh thái EU Ecolabel, một trong những nhãn sinh thái thành công và nổi tiếng nhất hiện nay. Đồng thời, phân tích những thành tựu mà nhãn sinh thái đã đạt được trên ba phương diện gồm môi trường, kinh tế, và giao lưu quốc tế. Dựa trên những bổ sung, điều chỉnh, cũng như các thông tin thu thập được, suy luận các hạn chế còn tồn tại của chương trình.

Phần hai phân tích nội dung xây dựng và vận hành của chương trình nhãn sinh thái Green Label của Thái Lan, quốc gia cùng khu vực có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển khoa học – dân trí tương đương với Việt Nam. Thu thập các thông tin về thành tựu của nhãn sinh thái đồng thời phân tích điểm hạn chế theo thực tế thực hiện.

Phần ba rút ra các bài học kinh nghiệm cho nội dung chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam. Bài học kinh nghiệm được đưa ra dựa trên các thành tựa và hạn chế của hai chương trình đã phân tích. Từ đó, làm tiền đề để đưa ra giải pháp phát triển chương trình.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH NHÃN SINH THÁI CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 69 - 72)