Nhóm giải pháp vận hành chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 96 - 108)

3.3.2.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn

Xét đến giai đoạn vận hành, chúng ta nghiên cứu giải pháp cho các hành vi công khai minh bạch, quy trình đăng ký cấp nhãn, và vấn đề bảo vệ quyền và nghĩa vụ theo chương trình. Trong nhóm giải pháp ngắn hạn, giải pháp được đưa ra mang tính áp dụng, có thể sửa đổi một cách dễ dàng.

Giải pháp thứ nhất là việc sử dụng ngôn ngữ quốc tế giúp chương trình phổ biến thông tin. Sự minh bạch thể hiện trong quá trình phổ biến thông tin, ngoài ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, chương trình nhãn sinh thái cần có phiên bản tiếng quốc tế - tiếng Anh. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc các nhà sản xuất quốc tế muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam có thể thực hiện đăng ký chương trình hay không. Ngày nay, khi toàn cầu hóa đang trở thành một xu hướng, rảo cản thương mại đang ngày càng được dỡ bỏ, việc sử dụng những quy định có ngôn ngữ quốc tế không chỉ thể hiện sự hiếu khách của chúng ta mà còn là công cụ thể hiện sự minh bạch đối với những đối tượng cần tiếp nhận thông tin.

Giải pháp thứ hai là đảm bảo hiệu lực và sự bảo vệ cho chương trình nhãn sinh thái thông qua hợp đồng sử dụng. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của

chương trình nhãn sinh thái, quyền lợi và nghĩa vụ của người tổ chức chương trình và người đăng ký chương trình. Thay vì việc cấp giấy chứng nhận như hiện tại, việc sử dung các nhãn hiệu sinh thái sẽ được thực hiện thông qua các hợp đồng nhượng quyền. Tại đó, người tổ chức cho phép người đăng ký sử dụng nhãn hiệu của mình là nhãn sinh thái trên những sản phẩm được quy định trong hợp đồng. Quyền lợi của người tổ chức là khoản chi phí duy trì vận hành chương trình mà hai bên ký kết - một thể loại phí nhượng quyền. Đồng thời tiến hành điều tra, theo dõi các hoat động sử dụng nhãn của người đăng ký - đối tượng được cấp quyền sử dụng. Ở mặt tương ứng, nghĩa vụ của người đăng ký là thực hiện đúng theo các quy định sử dụng nhãn sinh thái đã được hai bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Họ cũng đạt được quyền lợi là được đảm bảo về uy tín của chương trình nhãn sinh thái thông qua những người tổ chức chương trình. Một quyền lợi khách là việc sử dụng hình ảnh của chương trình nhãn sinh thái trong truyền thông đến người tiêu dùng. Quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được bảo đảm thông qua hợp đồng, và ràng buộc trước pháp luật. Bất kỳ sự vi phạm nào cũng sẽ được giải quyết theo các trình tự pháp luật quốc gia và quốc tế.

Giải pháp thứ ba là bảo vệ uy tín cho chương trình nhãn sinh thái thông qua mối liên hệ giữa chương trình và chính phủ. Các chương trình nhãn sinh thái cần được tổ chức như một cơ quan trực thuộc chính phủ có nội dung quy chế chính thức và rõ ràng. Trong nội dung, quy chế của chương trình cần xác định chi tiết quyền và nghĩa vụ của chương trình đối với cộng đồng người tiêu dùng. Thông qua đó, người tiêu dùng ít nhất sẽ có niềm tin vào chương trình, đồng thời khi có các kiến nghị liên quan đến uy tín của chương trình, người tiêu dùng sẽ được bảo vệ bởi hệ thống hành pháp quốc gia. Bằng sự tin tưởng vào chương trình nhãn sinh thái, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt được chứng nhận sinh thái. Từ đó, nhu cầu cần được bảo vệ của người tiêu dùng nảy sinh và chương trình đi vào hiệu quả.

Giải pháp thứ tư yêu cầu những đối tượng đăng ký chương trình chủ động liên lạc để được hỗ trợ tư vấn. Theo đó, trước khi đăng ký chương trình, họ cần phải tận dụng được tính chất công khai minh bạch cũng như tính chất tư vấn của chương

trình. Thông qua sự minh bạch thông tin, người đăng ký có thể tiến hành kiểm tra sản phẩm của mình có phù hợp với nhóm sản phẩm, với bộ tiêu chí hay không, hay thậm chí là cần những chứng nhận, thủ tục như thế nào. Đối với những vấn đề cần làm rõ, họ có thể gửi yêu cầu đến chương trình yêu cầu nhận được sự giải thích và hướng dẫn. Đối với giải pháp tận dụng tính tư vấn, người đăng ký cần tích cực tham gia tư vấn trong quá trình lấy ý kiến về bộ tiêu chí của sản phẩm mà mình có. Việc này sẽ tăng cường vai trò của người đăng ký trong quá trình xây dựng tiêu chí, cũng như định hướng các tiêu chí theo hướng thân thiện hơn với chính bản thân họ. Từ đó, việc đăng ký tham gia chương trình sẽ tốn ít thời gian, chi phí, cũng như đạt được kết quả tốt hơn.

3.3.2.2. Nhóm giải pháp dài hạn

Nhóm giải pháp dài hạn trong quá trình vận hành chương trình nhãn sinh thái được đưa ra để đặt trọng tâm vào giáo dục và hợp tác.

Giải pháp thứ nhất, tập trung giáo dục, tuyên truyền thông tin về chương trình nhãn sinh thái tới mọi lứa tuổi thông qua mọi phương tiện. Sự tuyên truyền và giáo dục nhằm cải thiện hành vi tiêu dùng giúp xu hướng lựa chọn các sản phẩm sinh thái được ưa chuộng hơn. Cần phải tiến hành truyền thông cho chương trình nhãn sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù Internet đang phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên các phương tiện truyền thông truyền thống vẫn thể hiện vai trò mạnh mẽ trong việc thể viện sức mạnh truyền đạt thông tin, đặc biệt là với các chương trình nhãn sinh thái.

Đối với những khách hàng tiêu dùng hiện tại, những người có độ tuổi tương đối ổn định và lớn tuổi, những kênh truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, báo giấy,… là công cụ hiệu quả để các nhãn sinh thái tiến hành quảng cáo nâng cao nhận diện thương hiệu. Đối với nhóm khách hàng trẻ tuổi, tổ chức các hoạt động trực tuyến như quảng cáo trên internet, facebook, instagram, youtube,… sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Do các sản phẩm nhãn sinh thái không giới hạn độ tuổi người tiêu dùng, cũng như việc giới trẻ chính là lượng khách hàng tiềm năng cho tương lai,

việc kết hợp truyền thông giữa các công cụ truyền thống và công cụ trực tuyến là phương thức mang lại hiệu quả nhất đối với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chương trình nhãn sinh thái. Việc này có thể được lồng ghép trong những hoạt động đoàn thể tại nhà trường cũng như các sinh hoạt Đội - Hội - Đoàn. Khi có những hiểu biết cụ thể và chính xác về nội dung cũng như cách thức hoạt đông của chương trình, thế hệ trẻ sẽ hiểu được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với môi trường. Vấn đề này sẽ theo các em lớn lên và phát triển, từ đó tạo nên ý thức sinh thái mạnh mẽ cho thế hệ tương lai cũng như lượng cầu dài hạn các sản phẩm sinh thái trên thị trường.

Trong một mức độ cao hơn về việc nâng cao dân trí, những lý thuyết và hoạt động thực tế về phát triển bền vững cần được đưa vào chương trình giáo dục. Không phải chỉ một, hay một vài, mà toàn bộ quá trình giáo dục căn bản cần phải trang bị cho công đồng những kiến thức về bảo vệ môi trường nói chung và các chương trình nhãn sinh thái nói riêng. Hoạt động này sẽ có tác động mạnh mẽ hơn so với việc tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu do việc tiếp thu của học sinh sẽ bị yêu cầu bởi hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được chương trình học tập phù hợp và không tạo sức ép lên học sinh, chúng ta cần nghiên cứu đầy đủ và thích đáng về lượng kiến thức cũng như phương thức truyền đạt để đảm bảo sự khả thi của phương án.

Giải pháp thứ hai là giải pháp giao lưu, học tập, hòa nhập với các nhãn sinh thái quốc gia khác, cũng như tham gia vào mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu GEN. Chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam cần hòa nhập các tiêu chuẩn chương trình để giới thiệu hình ảnh chương trình tới công chúng quốc tế. Với việc là thành viên hợp tác của Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu GEN, Việt Nam cần phải phấn đấu trở thành một thành viên chính thức để có thể chứng minh được phần nào vị thế của mình. Bên cạnh đó, việc tăng cường giao lưu, tham gia các hoạt động hội chợ, triển làm mang tính quốc tế cũng sẽ giúp cho chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam được các nhà sản xuất quốc tế biết tới. Căn cứ vào nhu cầu thâm nhập thị trường Việt Nam, cũng như bản thân lợi thế của chương trình nhãn sinh thái trong

thị trường nội địa, các bạn hàng quốc tế sẽ thể hiện sự quan tâm khác nhau đến chương trình nhãn sinh thái của quốc gia.

Bên cạnh việc hòa nhập về vị thế, việc hòa nhập về các tiêu chuẩn tiêu chí cũng sẽ khiến chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam trở nên lý tưởng hơn đối với nhà sản xuất trong nước lẫn nhà sản xuất quốc tế. Đối với nhà sản xuất trong nước, sự hòa nhập này đồng nghĩa với việc họ có thêm một công cụ thâm nhập thị trường nước ngoài với chi phí nội địa khi tham gia chương trình nhãn sinh thái. Đối với nhà sản xuất ngoài nước, đồng thuận về tiêu chí sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian nghiên cứu chương trình, từ đó khiến việc tham gia chương trình trở nên thụn lợi hơn. Có thể việc tham gia chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam chưa thể hiệu hiệu quả rõ rệt trên thị trường, nhưng sự thuận lợi đó có thể là căn cứ để các nhà sản xuất ngoài nước đó vẫn tiến hành việc đăng ký. Việc hội nhập của chương trình nhãn sinh thái là xu hướng chung của toàn cầu. Các lĩnh vực đời sống từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, … đã và đang tiến hành hội nhập một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia. Hiển nhiên, chương trình nhãn sinh thái - một công cụ của phát triển bền vững sẽ không thể nằm ngoài xu hướng đó.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Trong Chương III, nghiên cứu tập trung phân tích hiện trạng nội dung bốn chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam hiện nay bao gồm: Nhãn Xanh Việt Nam, Nhãn năng lượng, Nhãn Bông sen xanh, và Nhãn Cánh buồm xanh. Thông qua việc phân tích, các thành tựu và hạn chế được rút ra. Kết hợp với nội dung bài học kinh nghiệm tại Chương II để đưa ra giải pháp cho nội dung chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

Chương III gồm ba nội dung chính:

Phần một trình bày thực trạng của bốn chương trình nhãn sinh thái;

Phần hai trình bày tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về vấn đề nghiên cứu;

Phần ba trình bày các giải pháp xây dựng và vận hành nhãn sinh thái có hiệu quả, theo các kinh nghiệm được rút ra trong các phân tích tại Chương II và phần một Chương III.

KẾT LUẬN

Yêu cầu phát triển bền vững đã và đang thúc giục không chỉ chính phủ mà toàn thể người dân ý thức hơn về vấn đề tiêu dùng sinh thái, qua đó hình thành nên quá trình sản xuất sinh thái. Các chương trình nhãn sinh thái với nội dung cụ thể được đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó giúp đỡ chúng ta tối thiểu các tác động môi trường. Thông qua nỗ lực đó, chúng ta cải thiện môi trường cũng như nỗ lực nâng cao chất lượng môi trường theo thời gian.

Không chỉ là vấn đề của chính phủ, nhãn sinh thái còn là vấn đề của từng nhà sản xuất, nhà cung cấp, và người tiêu dùng. Ở mức độ nhỏ nhất, đó chính là của từng ý thức cá nhân chúng ta. Mỗi người chúng ta cần trang bị cho bản thân những hiểu biết, những thông tin để có thể đưa ra những hành vi đúng đắn, đảm bảo môi trường cho không chỉ thế hệ hiện tại mà còn cả các thế hệ tương lai.

Luận văn “Nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới - Kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam” được tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin về nhãn sinh thái, đã đạt được ba kết quả sau.

Thứ nhất, kế thừa và xây dựng lý thuyết về nội dung chương trình nhãn sinh thái. Tác giả đã đưa ra các định nghĩa, phân chia và phân tích nội dung chương trình theo hai giai đoạn là xây dựng và vận hành một chương trình nhãn sinh thái nói chung.

Thứ hai, phân tích điển hình nội dung chương trình Nhãn sinh thái EU Ecolabel, Thái Lan Green Label. Tiến hành phân tích quá trình xây dựng và vận hành của hai chương trình nhãn sinh thái này, thu thập những thành tựu và suy luận những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ ba, phân tích hiện trạng nội dung các chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam, tóm lược các thành tựu và chỉ ra những hạn chế của chúng. Kết hợp với nội dung bài học kinh nghiệm, tác giả đã đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho nội dung chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả tập trung vào đo lường hành vi của người tiêu dùng để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chương trình nhãn sinh thái. Hiện tại, các phân tích trong luận văn chưa có được các dữ liệu về phản hồi tiêu dùng thực tế, chủ yếu dựa vào các báo cáo định lượng của nhãn sinh thái hoặc bên thứ ba về các chỉ tiêu môi trường. Việc nghiên cứu phản hồi của thị trường sẽ giúp nhãn sinh thái vận hành một cách hiệu quả và thích hợp hơn so với việc thực hiện chương trình không ghi nhận phản hồi.

Với khả năng và kiến thức còn hạn chế, tác giả rất mong muốn nhận được sự nhận xét và đóng góp của người đọc để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn trong tương lai.

Xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thanh Bình, phát biểu tại “Hội thảo sơ kết 3 năm triển khai cấp nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh cho các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam”, do

Tổng cục Du lịch tổ chức, Hà Nội 2015.

2. Phạm Văn Boong, Ý thức sinh thái và vấn đề phát triển lâu bền, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2002

3. Bộ Công Thương, Bộ Công Thương sửa đổi và thay thế quy định về dán nhãn

năng lượng, tại địa chỉ: http://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bo-cong-

thuong-sua-đoi-va-thay-the-quy-đinh-ve-dan-nhan-nang-luong-108887-22.html, truy cập ngày 15/04/2019.

4. Bộ Công Thương - Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Chương trình tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trên thế giới và

tại Việt Nam, tại địa chỉ: http://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-

tiet/chuong-trinh-tieu-chuan-hieu-suat-nang-luong-va-dan-nhan-nang-luong-tren- the-gioi-va-tai-viet-nam-13307-801.html, truy cập ngày 15/04/2019.

5. Bộ Tài Nguyên Môi trường, Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005, Hà Nội 2006.

6. Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh, 34 tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long được gắn nhãn

sinh thái Cánh buồm xanh, tại địa chỉ: http://www.quangninh.gov.vn/chuyen-

de/antoangiaothong/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=81716, truy cập ngày 15/04/2019.

7. Cổng TTĐT Tổng cục Môi trường, Danh sách các sản phẩm được chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 96 - 108)