Thành tựu đạt được của chương trình nhãn sinh thái GreenLabel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 63 - 66)

Thailand

2.2.3.1. Thành tựu về môi trường

Theo báo cáo của chương trình Môi trường Liên hợp quốc, năm 2014, bằng các chương trình phát triển bền vững của mình, Thái Lan đã cắt giảm được 25.685 tấn CO2 phát thải (UNEP, 2017).Thành tựu này là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các chương trình sinh thái tại Thái Lan, trong đó có chương trình nhãn sinh thái Green Label. Tại Thái Lan, Green Label chỉ là một chương trình gắn nhãn nằm trong tổng thể kế hoạch phát triển bền vững của chính phủ. Chương trình là tiền đề để lựa chọn những sản phẩm phù hợp, tiến tới đưa vào những chương trình khách như chương trình Giỏ hàng xanh - nơi các cơ quan chính phủ được yêu cầu mua hàng theo các tiêu chuẩn phù hợp với môi trường, hay chương trình Mua sắm công cộng xanh.

Cũng như các chương trình nhãn sinh thái khác, hiệu quả của chương trình nhãn sinh thái Green Labeal không được liệt kê cụ thể một cách riêng biệt mà nằm trong các mối quan hệ với các chính sách môi trường khác. Điều này thể hiện sự hoạt động tổng thể mà chương trình phát triển bền vững nói chung, và các chương

trình sinh thái nói riêng của Thái Lan đã có phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện mục tiêu thống nhất là bảo vệ môi trường.

2.2.3.2. Thành tựu về kinh tế

Xét trên khía cạnh số lượng sản phẩm của chương trình Greeen Label, tính đến tháng 7/2017, có 645 sản phẩm thuộc 61 công ty đã được chứng nhận tham gia chương trình. Số sản phẩm tăng dần qua các thời kỳ thể hiện sự chú ý của thị trường và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm dán nhãn sinh thái Green Label ngày một tăng. Chính động lực kinh tế đã thôi thúc các công ty tham gia vào chương trình làm tăng số lượng kết quả đạt được.

Hình 2.7: Số lượng sản phẩm được cấp nhãn Green Label Thái Lan năm 2016-2017

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu số 24)

Việc thực hiện chương trình Green Label cũng giúp cho việc mua sắm của chính phủ được tiết kiệm hơn. Bằng chứng là thông qua việc đưa các sản phẩm có chứng nhận Green Label vào Giỏ hàng xanh, việc mua hàng của chương trình Mua sắm công cộng xanh đã tiết kiệm được 223,51 triệu bath vào năm 2014 (UNEP, 2017).

Chương trình Green Label cũng thu hút đực sự quan tâm của các nhà sản xuất đa quốc gia. Các nhà sản xuất như sơn Jotun, hay máy phô tô Fuji Xerox là những người luôn thể hiện những nỗ lực xây dựng nền kinh tế bền vững với môi trường

516 562 591 645 66 61 60 61 0 100 200 300 400 500 600 700 Tháng 1/2016 Tháng 1/2017 Tháng 2/2017 Tháng 7/2017 Số sản phẩm Số công ty download by : skknchat@gmail.com

thông qua việc tham dự đăng ký các chương trình nhãn sinh thái tại các thị trường bán hàng. Tại Thái Lan, cả hai nhãn hàng này đều đã đăng ký tham gia chương trình Green Label như một cam kết về sản xuất bền vững. Một cách cụ thể hơn, Fuji Xerox (Thái Lan) đã đăng ký Green Label cho 40 mẫu thiết bị đa chức năng từ năm 2004. Công ty cũng thực hiện việc mua sắm các sản phẩm như đồ dùng văn phòng và văn phòng phẩm có ít ảnh hưởng đến môi trường. Vào năm 2010, Fuji Xerox đã được Chính phủ Thái Lan trao giải thưởng Công ty Sản xuất – Dịch vụ xanh. Fuji Xerox Thái Lan đặt mục tiêu giảm 30% lượng khí thải CO2 vào năm 2020 thông qua việc tích cực tham gia và duy trí chương trình Thailand Green Label (Fuji Xerox, 2010).

2.2.3.3. Sự hợp tác với các nhãn sinh thái khác trên thế giới

Chương trình Green Label của Thái Lan chính thức trở thành một thành viên của Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu GEN vào năm 2001. Song song với việc tham gia vào hệ thống quốc tế, Green Label cũng đồng thời triển khai các hợp tác song phương.

Hiện tại, Green Label đã ký biên bản ghi nhớ với các cơ quan dán nhãn môi trường của các quốc gia khác nhau để: chấp nhận đơn đăng ký chứng nhận nhãn môi trường; và tiến hành đánh giá tại chỗ sản phẩm. Các chương trình hợp tác của nhãn sinh thái này bao gồm:

+ Nhãn Green Mark, Đài Loan, năm 2001; + Nhãn sinh thái của Hàn Quốc, năm 2002; + Nhãn sinh thái của New Zealand, năm 2004; + Nhãn Ecomark của Nhật Bản, năm 2004; + Nhãn sinh thái của Australia, năm 2005; + Nhãn sinh thái của Trung Quốc, năm 2007;

+ Nhãn sinh thái của hiệp hội vật liệu xây dựng Đài Loan, năm 2013; + Nhãn sinh thái của Philippin, năm 2014;

+ Nhãn sinh thái của Hồng Kông, năm 2015; + Nhãn sinh thái SIRIM của Malaysia, năm 2016; + Nhãn sinh thái Blue Angel của Đức, năm 2017.

Bên cạnh việc hợp tác về đăng ký và kiểm định tại chỗ, Green Label còn bắt tay với Ecomark của Nhật Bản, tiến hành phát triển các tiêu chí cho các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể được chia sẻ trên phạm vi quốc tế. Điều này có nghĩa là bộ tiêu chí được xây dựng sẽ được sử dụng chung cho hai chương trình nhãn sinh thái tại hai quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 63 - 66)