Thực trạng chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 72 - 87)

3.1.1. Tình hình chung về môi trường của Việt Nam trước thời điểm xây dựng các chương trình nhãn sinh thái

Trước khi chương trình nhãn sinh thái đầu tiên ở Việt Nam được ra đời vào năm 2009, vấn đề môi trường đã và đang là mối quan tâm mạnh mẽ của xã hội và nhà nước. Trong Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân tích rõ ràng sự ô nhiễm nặng nề mà môi trường phải gánh chịu do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Hình 3.1: Chỉ số bụi tại một số địa điểm tại Việt Nam giai đoạn 2001-2004

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005)

Một trong những chỉ số đáng quan ngại là chỉ số bụi tại năm vị trí có lượng phương tiện giao thông tại năm thành phố sôi động nhất cả nước như hình trên. Theo Báo cáo, lượng bụi trong không khí luôn cao gấp đôi, thậm chí gấp ba tiêu chuẩn cho phép tại các địa điểm này trong giai đoạn 2001-2004. Đến giai đoạn 2006-2009, các báo cáo môi trường tập trung vào phân tích sự ô nhiễm theo từng chủ điểm như năm 2006 là môi trường nước, 2007 là môi trường không khí đô thị, 2008 là môi trường làng nghề, và 2009 là môi trường khu công nghiệp. Không một

báo cáo nào không chỉ ra rằng ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhức nhối, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đang đe dọa sự sống trong hiện tại và tương lai. Nỗ lực của của cả cộng đồng yêu cầu có những biện pháp cụ thể để có thể chống lại vấn đề ô nhiễm môi trường một cách có hiệu quả.

3.1.2. Các chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam hiện nay

+ Chương trình nhãn sinh thái quy mô quốc gia

- Chương trình Nhãn xanh Việt Nam

Chương trình cấp nhãn sinh thái của Việt Nam (Nhãn xanh Việt Nam) được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2009 theo Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 5/3/2009 nhằm tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận.

Hình 3.2: Biểu tượng chương trình Nhãn xanh Việt Nam

Nhãn xanh Việt Nam đặt ra mười mục tiêu cơ bản, bao gồm:

 Khuyến khích các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm và tiến hành hoạt động theo hướng giảm các tác động có hại tới tài nguyên và môi trường trong quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, bao gói, vận chuyển, tiêu thụ và thải bỏ sản phẩm;

 Hình thành thị trường bền vững cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thông qua các cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng;

 Khuyến khích ngành công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường thế giới với cam kết thực hiện các quy định về môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm theo ISO 14024;

 Cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ dẫn rõ ràng, đáng tin cậy và kịp thời cho các doanh nghiệp muốn tìm kiếm phương thức nhằm giảm tác động đến môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

 Cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ dẫn rõ ràng, đáng tin cậy và độc lập cho người tiêu dùng về mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm, giúp người tiêu dùng có cơ sở trong việc ra quyết định mua sắm;

 Nâng cao nhận thức về tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thông qua các chiến dịch truyền thông;

 Xây dựng chương trình “Nhãn xanh Việt Nam” với những tiêu chí xét duyệt chặt chẽ, tổ chức có hiệu quả, kiểm tra và giám sát nghiêm túc, có nguồn tài chính hoạt động bền vững;

 Xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế;

 Lựa chọn xác đáng các nhóm sản phẩm, dịch vụ phù hợp để tham gia chương trình;

 Tăng cường hợp tác với mạng lưới nhãn sinh thái trong khu vực và trên thế giới, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau với các hệ thống cấp nhãn sinh thái của các nước và các tổ chức quốc tế khác.

Về nội dung, chương trình được triển khai làm hai giai đoạn nội dung cụ thể, bao gồm giai đoạn xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, và giai đoạn vận hành nhằm mang lại những hiệu quả tốt nhất.

Đối với giai đoạn xây dựng “Nhãn xanh Việt Nam”, Việt Nam đã tiến hành hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý chương trình, tiến hành lựa chọn sản phẩm nghiên cứu, và thiết lập tiêu chí cấp nhãn qua các hành động sau:

 Xây dựng tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình cấp “Nhãn xanh Việt Nam”, bao gồm: Hội đồng nhãn sinh thái, Văn phòng Nhãn sinh thái, các ban kỹ thuật và các cơ quan kiểm định tiêu chuẩn, kiểm toán, kiểm tra thực hiện cam kết của các doanh nghiệp;

 Xây dựng và ban hành tiêu chí, thủ tục công nhận đủ điều kiện hoạt động cho các cơ quan, tổ chức tham gia chứng nhận cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;

 Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về trình tự đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Trong giai đoạn vận hành, Việt Nam đã tiến hành thực hiện các công việc liên quan đến sự công khai, tính tư vấn của chương trình, cũng như hoàn thiện quy trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận, đi kèm với đó là các quy định về hiệu lực và sự bảo vệ cho sản phẩm được cấp nhãn.

 Tiến hành tham vấn ý kiến của doanh nghiệp và tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chí cấp nhãn cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ;

 Xây dựng và ban hành công khai các quy trình, thủ tục, quy định về hồ sơ, biểu mẫu xin cấp “Nhãn xanh Việt Nam” trên cổng thông tin điện tử http://vea.gov.vn/VN/khoahoccongnghe/nhanxanh/Pages/trangchu.aspx và các công báo của Bộ TNMT;

 Tổ chức quảng bá, công bố rộng rãi trên truyền thông về các sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;

 Xây dựng chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm tiêu chí và cam kết khi tham gia chương trình;

 Định kỳ xem xét, đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chí; bổ sung hoặc loại bỏ một nhóm sản phẩm, dịch vụ ra khỏi danh sách cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;

 Thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về “Nhãn xanh Việt Nam”.

 Xây dựng các cơ chế ưu đãi nhằm hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”;

 Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”.

 Tham gia, hội nhập mạng lưới Nhãn sinh thái quốc tế: Chuẩn hóa các tiêu chí xét duyệt sản phẩm, dịch vụ, quy trình, thủ tục cấp “Nhãn xanh Việt Nam” tương đương với các chương trình nhãn sinh thái trong khu vực và quốc tế; tiến hành các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với một số chương trình nhãn sinh thái có uy tín.

Trên cơ sở việc thực hiện Quyết định số 253/QĐ-BTNMT, ngày 02/12/2013, Bộ TMMT tiếp tục ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT bổ sung và sửa đổi về trình tự, thủ tục, chứng nhận và gắn nhãn sinh thái cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Theo đó, toàn bộ quá trình đăng ký và sử dụng Nhãn xanh Việt Nam cho doanh nghiệp được hướng dẫn một cách toàn diện và chi tiết qua 5 bước bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký ↓ Bước 2: Xác nhận hồ sơ

↓ Bước 3: Đánh giá hồ sơ

Bước 4: Thông báo kết quả: hồ sơ đạt hay không đạt ↓

Bước 5: Cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam: Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam có thời hạn là ba (03) năm kể từ ngày cấp.

Bên cạnh việc làm rõ quy trình, Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT cũng làm rõ các quy định về trường hợp sửa đổi, thay đổi trong việc sử dụng Nhãn xanh Việt Nam theo những thực tế sử dụng chương trình.

Đầu tiên là việc thực hiện chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam - khi xảy ra một trong các tình huống sau đây:

 Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực. Ba (03) tháng trước khi Quyết định hết hiệu lực, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận lại;

 Có thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm mà những thay đổi đó ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

Điều chỉnh tiếp theo đó là về việc giám sát sử dụng Nhãn xanh Việt Nam. Định kỳ một năm một lần, doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, có trách nhiệm lập báo cáo số lượng sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh được gắn Nhãn xanh Việt Nam về Tổng cục Môi trường để tổng hợp.

Tổng cục Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam trong trường hợp có biểu hiện nghi vấn hoặc có khiếu nại. Doanh nghiệp chỉ phải chi trả kinh phí kiểm tra, thử nghiệm điển hình sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam trong trường hợp biên bản kiểm tra, phiếu thử nghiệm kết luận doanh nghiệp vi phạm tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

Điều chỉnh cuối cùng, là về quy định thu hồi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp vi phạm quy định trong việc lập các báo cáo đánh giá; b) Doanh nghiệp vi phạm tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.

Trong trường hợp bị thu hồi, doanh nghiệp sẽ không được xem xét cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trong thời hạn hai (02) năm kể từ ngày Quyết định thu hồi có hiệu lực.

- Chương trình Dán nhãn năng lượng

Tại Việt Nam, Chương trình Dán nhãn năng lượng bắt đầu triển khai từ năm 2008 theo hình thức tự nguyện. Từ ngày 01/03/2013, chương trình Dán nhãn năng lựng trở thành yêu cầu bắt buộc theo Quyết định 51/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 12/09/2012 của Thủ tướng chính phủ.

Mục tiêu Chương trình Dán nhãn năng lượng nhằm dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu để tiết kiệm tiêu dùng tích lũy. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiết kiệm được khoảng 10 nghìn tỷ đồng (480 triệu USD) tương đương sẽ giảm lượng khí thải carbon dioxide của 34 triệu tấn vào năm 2030. Lượng tiết kiệm điện quốc gia hàng năm sẽ vào khoảng 6.000 GWh / năm, giảm được nhu cầu tương đương với khoảng hai nhà máy điện đốt than 500 MW (tương đương 1 tỷ USD đầu tư nhà máy điện) (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, 2019).

Bộ Công Thương phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam bao gồm 44 TCVN về phương pháp đo và đánh giá hiệu suất năng lượng cho phương tiện, thiết bị thực hiện dán nhãn năng lượng.

Hình 3.3: Biểu tượng chương trình nhãn năng lượng Việt Nam

Nhãn năng lượng với hai loại nhãn là nhãn tam giác - Nhãn xác nhận sản phẩm đạt mức hiệu suất năng lượng cao và nhãn chữ nhật - Nhãn so sánh cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về hiệu suất năng lượng tương ứng mức từ 1 sao đến 5 sao. Số sao càng nhiều, hiệu suất năng lượng càng lớn. Người tiêu dùng, khi chọn mua các sản phẩm thuộc nhóm đối tượng phải dán nhãn năng lượng có thể căn cứ vào nhãn năng lượng được dán trên thiết bị để so sánh hiệu suất năng lượng từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Chương trình dán nhãn năng lượng do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện đã nhận được sự triển khai đồng bộ, tích cực, được phối hợp bởi nhiều Bộ, ngành có liên quan; được triển khai đồng bộ từ trung ương tới địa phương trong hoạt động

kiểm tra sản xuất, nhập khẩu và giám sát sản phẩm sau chứng nhận khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. Trong đó, đóng góp vào thành công của chương trình Nhãn Năng lượng phải kể đến sự tham gia tích cực của của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ quan thanh tra và quản lý thị trường tại Sở Công Thương các tỉnh thành phố...

- Chương trình nhãn bông sen xanh

Đây chương trình do Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai theo Quyết định số 3849/QĐ-BVHTTDL ban hành năm 2010. Năm 2012, Tổng cục Du lịch đã xây dựng và trình Bộ VHTTDL phê duyệt ban hành Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh cho các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam, mở đầu cho việc xây dựng hệ thống tiêu chí du lịch bền vững ở Việt Nam, thực hiện thí điểm trong vòng 3 năm đến 2015. Từ năm 2014, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU-ESRT) đã tham gia hỗ trợ cho hoạt động này.

Chứng nhận Nhãn du lịch bền vững Bông Sen Xanh (gọi tắt là Nhãn Bông Sen Xanh) cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch đã đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những cơ sở này tích cực bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và năng lượng, đóng góp vào việc bảo tồn di sản, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương đồng thời theo đuổi các chính sách phát triển du lịch bền vững.

Hình 3.4: Biểu tượng chương trình nhãn du lịch Việt Nam

Nhãn Bông Sen Xanh bao gồm 5 cấp độ: từ cấp độ 1 Bông Sen - cấp độ thấp nhất tới cấp độ 5 Bông Sen - cấp độ cao nhất. Số lượng bông sen mà cơ sở lưu trú

nhận được tùy thuộc vào số điểm đánh giá mà cơ sở đó đạt được theo các tiêu chuẩn du lịch bền vững Bông Sen Xanh. Tất cả các cơ sở lưu trú đã được đánh giá và xếp loại theo tiêu chuẩn Bông Sen Xanh sẽ được cấp nhãn hiệu phù hợp với cấp độ mà cơ sở đó nhận được.

+ Chương trình quy mô địa phương

Chương trình Nhãn Cánh buồm xanh do dự án JICA - dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long do UBND tỉnh Quảng Ninh, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Viện Du lịch bền vững Việt Nam phối hợp xây dựng (JICA, 2017).

Triển khai vào đầu năm 2018, đến ngày 13/09/2018, tỉnh Quảng Ninh lần đầu trao chứng nhận Nhãn Cánh buồm xanh cho 2 tàu du lịch thuộc Công ty Bhaya và Công ty Biển Ngọc. Tính đến ngày 27/12/2018, Quảng Ninh có 34 tàu thủy du lịch được trao nhãn sinh thái Cánh buồm xanh trên Vịnh Hạ Long đến từ các doanh nghiệp: Công ty TNHH Du thuyền Bhaya, Công ty CP Du thuyền 5 sao Tuần Châu, Công ty CP Bất động sản Syrena Hạ Long, Công ty CP du lịch quốc tế kỳ quan Hạ Long, Công ty CP du thuyền 5 sao Hồng Phong, Công ty CP du thuyền vượt sóng Hạ Long, Công ty TNHH Hạ Long Biển Ngọc (7).

Hình 3.5: Biểu tượng nhãn Cánh Buồm Xanh của Quảng Ninh

Nhãn sinh thái Cánh buồm xanh là nhãn hiệu cấp cho các tàu thủy du lịch đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Tàu thủy du lịch được cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội dung chương trình nhãn sinh thái trên thế giới kinh nghiệm và giải pháp cho việt nam (Trang 72 - 87)