Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của công ty cổ phần VIGLACERA hạ long (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

2.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp

Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

Thứ nhất, sản phẩm ngói lợp của Công ty đa dạng về chủng loại mẫu mã, có chất lượng cao, độ cứng, độ bền cao, chịu được môi trường khắc nghiệt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ trong nước ngày càng tăng, sản phẩm đạt TCVN 6415-1:2005.

Thứ hai, công ty luôn duy trì được giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ 2-20%, đề làm được điều đó Công ty quản lý tốt các yếu tố sản xuất như: Tiết kiệm chi phí đầu vào (đặc biệt là nguyên vật liệu, điện năng), giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, giảm giá thành…

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao: Đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân chuyên môn tay nghề cao, am hiểu công nghệ, máy móc thiết bị, tự nghiên cứu được các công nghệ có tiêu chuẩn chất lượng cao, phản ứng nhanh khi có sự cố xảy ra (đặc biệt là sản phẩm lỗi), tập trung vào tìm nguyên nhân để xử lý sự cố.

Thứ tư, công ty luôn chú trọng đến đời sống của cán bộ công nhân viên, lương, thưởng, và các chế độ khác…luôn được đãi ngộ cao, xứng đáng. Vì vậy cán bộ công nhân viên luôn tận tâm và trung thành với Công ty.

Thứ năm, công ty xây dựng được quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi…

Thứ sáu, công ty có bộ máy đội ngũ quản lý tốt, ổn định, trình độ cao (tốt nghiệp đại học), đặc biệt là đội ngũ quản lý các yếu tố đầu vào, đầu ra.

Thứ bảy, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau đều đạt và vượt năm trước, các chỉ tiêu thu nộp ngân sách Nhà nước, tiền lương và thu nhập của cán bộ công nhân viên đều ổn định và tăng trưởng, từ đó giúp cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty cũng như tin tưởng vào các chủ trương, chính sách do Công ty để ra.

Thứ tám, công ty đã tổ chức tốt được kênh phân phối trực tiếp (thông qua các đơn đặt hàng của các trung gian thương mại, các chủ dự án đầu tư). Sản phẩm ngói lợp của Công ty được phân phối chủ yếu qua kênh này.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, những hạn chế thuộc về chất lượng sản phẩm:

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm còn chưa chặt chẽ, trách nhiệm chưa được phân rõ cho từng phân xưởng, từng cá nhân dẫn đến khi sai hỏng các bộ phận, cá nhân thường đổ lỗi cho nhau.

Chất lượng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đôi khi còn chưa đảm bảo, đặc biệt chưa đáp ứng được tính đồng bộ.

Khâu sản xuất còn hạn chế, chưa quản lý tốt dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu.Công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, trên tất cả các công đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hoạt động R&D chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là việc nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, sản phẩm tung ra thị trường phần lớn là các mẫu cũ, hoặc mẫu do đơn vị đặt hàng gửi.

Thứ hai, những hạn chế thuộc về giá thành và giá bán sản phẩm:

Chi phí sản xuất sản phẩm tăng do nguyên vật liệu đầu vào lớn. Một số khâu còn chưa linh hoạt như: Hệ thống kho, phương tiện vận chuyển…., chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý cao, hàng tồn kho nhiều. Chưa dự báo được kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đầu vào chiếm tới 60-70% giá thành sản xuất, ảnh hưởng mạnh tới hoạt động SXKD của Công ty. Việc cung ứng nguyên vật liệu còn bị động do nguyên liệu sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu (chủ yếu là từ Tây Ban Nha, Italia). SXKD của Công ty bị ảnh hưởng nhiều vào yếu tố bên ngoài như tỷ giá hối đoái thay đổi, giá vật tư tăng, thiếu điện cho sản xuất.

Thứ ba, những tồn tại thuộc về sức mạnh thương hiệu của sản phẩm:

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đội ngũ bạn hàng, khách hàng và những tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự gắn kết. Công ty chưa tổ chức được các hoạt động nhằm cải thiện mối quan hệ này đồng thời khẳng định sức mạnh thương hiệu của mình.Mối quan hệ với giới

báo chí, tuyên truyền cũng chưa được coi trọng đúng mức, dẫn đến hạn chế trong việc phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp cũng như độ phủ sóng của thương hiệu sản phẩm đến với người dân.Trong những năm vừa qua Công ty cũng chưa thực sự chú ý đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp do đó chưa tạo được mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên nhằm tạo ra bầu không khí hoạt động thống nhất đồng tâm của mọi thành viên bằng hệ thống các giá trị chuẩn mực chung, khơi dậy động viên tạo điều kiện để thúc đẩy vươn tới thành công.

Thứ tư, những hạn chế thuộc về dịch vụ khách hàng:

Khả năng cung ứng sản phẩm đôi khi chưa kịp tiến độ giao hàng.Kênh phân phối của Công ty còn giản đơn, mới chỉ có 2 hình thức phân phối tới khách hàng thông qua hệ thống đại lý trung gian cấp 1 tới các khách hàng nhỏ lẻ và các khách hàng công nghiệp là các doanh nghiệp thi công các công trình xây dựng, các nhà thầu lớn.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, hiện nay quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm mới dừng lại ở

mức độ manh nha, chưa hình thành được một quy trình chuẩn, việc kiểm soát chất lượng đầu vào còn hạn chế, cũng với đó là việc áp dụng các công nghệ mới để nang cao chất lượng chưa được quan tâm và cho là khâu mấu chốt…

Thứ hai, giá thành sản phẩm của công ty còn thiếu linh hoạt so với các đối

thủ cạnh tranh, việc tiết kiệm chi phí sản xuất và nguyên liệu chưa tìm được giải pháp phù hợp.Sản phẩm ngói lợp của Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong nước, các nhà nhập khẩu. Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng cạnh tranh với Công ty cả về giá cả và chất lượng sản phẩm

Thứ ba, thời gian qua công ty chưa tập trung vào phát triển thương hiệu và

áp dụng các chính sách quảng bá và phát triển thương hiệu phù hợp, do một bộ phaanjcans bộ vẫn nghĩ rằng thương hiệu Viglacera là thương hiệu nổi tiếng nên không cần phải thúc đẩy quá nhiều.

Thứ tư, thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng, các hoạt động

hỗ trợ tiêu thụ, các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng đến hoạt động hoạt động quảng cáo, chi phí cho quảng cáo còn thấp và chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động dịch vụ khách hàng.

Thứ năm, việc ứng dụng thương mại điện tử và các kênh thông tin của Công

ty vào kinh doanh và trao đổi thông tin còn rất hạn chế.Công ty có Website nhưng không cập nhật các thông tin một cách thường xuyên và đầy đủ. Chiến tranh thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng đầu ra của Công ty trong những năm sau cổ phần hoá đặc biệt là các năm 2017, 2018.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NGÓI LỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của công ty cổ phần VIGLACERA hạ long (Trang 66 - 71)