Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của công ty cổ phần VIGLACERA hạ long (Trang 94 - 95)

Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp: Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang từng bước xây dựng một nền kinh tế thị trường với đầy đủ những sắc màu của nó. Tuy vậy, đây vẫn là một nền kinh tế thị trường còn ở giai đoạn sơ khai, vẫn chưa có một môi trường cạnh tranh thực sự theo đúng nghĩa của nó. Tình trạng cạnh tranh bừa bãi, thiếu sự can thiệp kiểm soát của các nhà chức trách đang là vấn đề nhức nhối đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, tạo ra lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Để cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng và phản ánh đúng thực lực của mình: Doanh nghiệp nào có chiến lược cạnh tranh tốt hơn sẽ tồn tại, ngược lại sẽ phá sản theo đúng quy luật cạnh tranh. Nhà nước bằng công cụ quản lý vĩ mô cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động. Để tăng cường sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thích ứng với cơ chế cạnh tranh, cần thiết phải bắt tay xây dựng những cơ sở của chính sách cạnh tranh như các chính sách mở cửa đồng bộ, nhất quán, hình thành một thị trường quốc gia đồng bộ và thông suốt, đầy đủ các bộ phận các yếu tố cấu thành và gắn bó với thị trường thế giới; thực hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước; cạnh tranh quốc tế cũng như trong nước cần được coi là một động lực của sự phát triển.

Hoàn thiện cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp thích ứng với cạnh tranh: Đây là một vấn đề cơ bản, đóng vai trò là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển có hiệu quả của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có sức cạnh tranh lâu dài đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước phải chuyển trọng tâm từ việc cứu vớt các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh đứng vững sang việc tạo ra các cơ hội kinh doanh mới bằng cách thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp tự tạo cho mình khả năng cạnh tranh và hoạt động dưới áp lực của cạnh tranh. Thích ứng với yêu cầu quản lý như vậy đối với doanh nghiệp về hình thức, nội dung và phương pháp quản lý phải đảm bảo được yêu cầu sau:

- Tạo ra sự độc lập tự chủ về quản lý một cách thực sự cho lãnh đạo các doanh nghiệp;

- Kiểm soát được kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Muốn tạo được hai điều kiện trên, Nhà nước cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với cơ chế cạnh tranh trên thị trường.Cơ chế cạnh tranh thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài trên thương trường.Điều này cho phép doanh nghiệp tự thích ứng về mặt tài chính và tiếp cận được với thị trường vốn, có quyền sử dụng rộng rãi, xác định được mối quan hệ trực tiếp giữa lợi nhuận và chi phí bỏ ra. Vì thế Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp tự do lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, tìm đối tác đầu tư, bạn hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhà nước phải xác lập chế độ tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp Nhà nước gắn với trách nhiệm sử dụng và quản lý vốn nhằm tạo ra độc lập trong quản lý nhưng Nhà nước vẫn kiểm soát được kết quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhà nước không bao cấp về vốn, doanh nghiệp phải tự trang trải chi phí từ thu nhập của mình, tự bảo quản và phát triển vốn. Nếu không có hiệu quả và khả năng thanh toán nợ thì phải chấp nhận phá sản, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của công ty cổ phần VIGLACERA hạ long (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)