CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng sản phẩm: Đảm bảo ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, đề ra nhiệm vụ phải làm cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt tới mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. Chất lượng của sản phẩm tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao, mức độ tiêu thụ sản phẩm lớn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ còn phải tăng cường công tác quản lý chất lượng. Hiện nay, Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long vẫn đang tiếp tục nâng cao chất lượng và các tính năng của sản phẩm.Công ty luôn duy trì chất lượng sản phẩm ở mức ổn định, công tác quản lý chất lượng luôn được chú trọng và quan tâm từ đó góp phần làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty luôn đảm bảo việc thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
(1) Phân cấp quản lí rõ ràng để kiểm soát chặt chẽ chất lượng
Cần sự phân cấp quản lý kỹ thuật, chức năng quản lý phải rõ ràng không chồng chéo lên nhau để khắc phục tình trạng việc kiểm tra chưa nghiêm khắc, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến khuyết điểm không thuộc về ai, tạo nên sự vô trách nhiệm trong sản xuất, trong quản lý gây ra ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm thị phần, giảm mức cạnh tranh trên thị trường.
Vì vậy, Công ty phải có sự phân định rõ ràng, việc quản lý chất lượng trước hết phải giao cho phân xưởng sản xuất.Quản đốc giao nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm cho từng tổ trưởng, các tổ trưởng lại giao trách nhiệm cho từng tổ viên, từng tổ viên lại chịu trách nhiệm về phần việc của mình.
Cần giao quyền cho cán bộ và kỹ thuật viên kiểm tra, theo dõi ở các khâu quan trọng, có kế hoạch phân tích xem xét những thông số kỹ thuật có liên quan ở khâu mình quản lý. Có như vậy mới xử lý kịp thời những sai hỏng trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
(2) Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng nguyên vật liệu
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chất lượng nguyên vật liệu cũng được bảo đảm, đồng thời bảo đảm đúng tiến độ và sự đồng bộ.Vì vậy, đòi hỏi Công ty phải luôn tính toán sao cho đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất một cách kịp thời, chất lượng tốt nhất.
Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại chất lượng, thời gian, địa điểm và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục với chi phí tối ưu nhất. Để thực hiện được yêu cầu trong khâu cung ứng, Công ty cần chú trọng đến những nội dung chủ yếu sau: Lựa chọn người cung ứng có khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng vật tư nguyên liệu; Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng; Thoả thuận về phương pháp thẩm tra, xác minh; Xác minh các phương án giao nhận; Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất các điều khoản. Trong giải quyết những khiếm khuyết, trục trặc; Giải quyết tốt công tác cung ứng các yêu cầu mà khâu thiết kế đặt ra.
(3) Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất
Trong quá trình sản xuất, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất các công đoạn, quản lý tốt nguyên vật liệu tránh lãng phí. Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong các công đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến chu trình sản xuất, chậm tiến độ sản xuất, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu
dùng hàng hoá dẫn đến giảm uy tín của Công ty, mất thị phần do bị trống sản phẩm trên thị trường.
(4) Chú trọng nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới
Thiết kế sản phẩm mới là hoạt động sáng tạo để chuyển hóa các yêu cầu khách hàng thành kiểu dáng, đặc điểm và thông số kỹ thuật của các sản phẩm, đủ sức đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đây là khâu yếu nhất trong quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Để nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm mới cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa xí nghiệp kinh doanh với phòng kế hoạch kỹ thuật trong khâu thiết kế sản phẩm và phải nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế, chế tạo sản phẩm mới.
Công tác thiết kế nghiên cứu sản phẩm mới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD. Sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh hay không là do công tác này. Nắm bắt được tầm quan trọng của nó Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long đã đầu tư máy dập khuôn mẫu nhập khẩu từ Italia, đây là công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất nước ta hiện nay. Vì được đầu tư công nghệ hiện đại này, trong mấy năm qua Công ty đã chủ động cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có thể nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, rút ngắn thời gian từ khâu đặt hàng đến khâu chế thử sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm của Công ty chưa là mới ở thị truờng hoặc làm theo mẫu của đối tác. Vấn đề đặt ra là Công ty phải tự thiết kế ra sản phẩm là mới so với thị trường, có như thế hiệu quả kinh doanh mới mạnh và cao hơn. Muốn vậy phải xây dựng và thu hút được cán bộ công nhiên viên, người lao động có trình độ và kinh nghiệm, có khả năng sáng tạo ra những mẫu mã mới trong các lĩnh vực tham gia vào thiết kế sản phẩm, đặc biệt là đội ngũ Maketing và phòng kỹ thuật trong khâu thiết kế sản phẩm. Mặt khác, hình thành nên các nhóm thiết kế trong đó gồm những kỹ sư thiết kế, cán bộ Marketing, cán bộ quản trị sản xuất, cán bộ quản lý tài chính. Trong số những nhóm này thì nhóm kỹ sư thiết kế là hạt nhân vì họ chính là người trực tiếp nghiên cứu thiết kế nên sản phẩm mới. Các cán bộ Marketing là những người điều tra nhu cầu thị trường, xác định nhu cầu của khách
hàng về chủng loại mẫu mã sản phẩm để từ đó nhóm thiết kế có cơ sở để thiết kế nên sản phẩm mới. Các cán bộ quản lý tài chính là những người hạch toán chi phí cho việc thiết kế chủng loại mẫu mã sản phẩm mới có khả năng tiêu thụ cao trên thị trường, nhưng nếu chi phí quá tốn kém thì cũng cần hạch toán một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng chi phí vượt quá doanh thu.
Bên cạnh đó, việc phối hợp các nhóm với nhau là rất quan trọng, nó giúp cho Công ty có khả năng thành công cao trong việc thiết kế và kiến tạo mẫu mã sản phẩm mới.
Công ty nên tổ chức các họat động thu thập, xem xét đánh giá về các ý tưởng mới cải tiến chất lượng sản phẩm. Những ý tưởng này có thể xuất phát từ các cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật hay lao động trực tiếp ở dưới các phân xưởng.
Khuyến khích phát huy các sáng kiến kỹ thuật, tổ chức các cuộc thi sáng tạo các mẫu mã sản phẩm mới, biểu dương, khen thưởng kịp thời các đóng góp có giá trị.