Định hướng chiến lược và những quan điểm nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của công ty cổ phần VIGLACERA hạ long (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

3.1. Định hướng chiến lược và những quan điểm nâng cao năng lực cạnh

sản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn 2025

3.1.1. Những thời cơ - thách thức với các công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng

3.1.1.1. Thời cơ

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới thì nhu cầu vật liệu xây dựng của xã hội tiếp tục tăng cao sẽ là động lực thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng phát triển.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2025ST ST

T Chủng loại Đơn vị Năm 2017 Năm 2020 Năm 2025

1 Xi măng Triệu tấn 59,02 88,5 112 2 ngói lợp Ceramic, Granite Triệu m2 206 302 414 3 Sứ vệ sinh Triệu sp 9 13 21 4 Kính xây dựng Triệu m2 93 135 200,4

5

Vật liệu xây

Trong đó: vật liệu xây không nung Tỷ viên 25 2,5 32 6,4-8 42 12,6-16,8 6 Vật liệu lợp Triệu m2 126 171 224 7 Đá xây dựng Triệu m3 104 148 204 8 Cát xây dựng Triệu m3 97 136 190

(Nguồn: Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam)

Trong những giai đoạn tới nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng cao bởi những lý do sau:

- Nhiều dự án quan trọng của Nhà nước sẽ được khởi công xây dựng đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như các công trình giao thông đường bộ, cầu, bến cảng, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, các khu công nghiệp, khu chế xuất…

- Nhu cầu xây dựng của nhân dân sẽ tăng cao. Theo dự báo dân số được đưa ra trong Báo cáo phối hợp của Chính Phủ Việt Nam và Văn phòng Đại diện Liên Hợp quốc, nếu mức tăng dân số nước ta tiếp tục được kiểm soát như giai đoạn vừa qua và dừng ở mức 1,2% cho giai đoạn 2010-2015 thì dân số nước ta sẽ đạt 98,6 triệu người vào năm 2020; tức là sẽ tăng 12,8 triệu người so với năm 2012. Bên cạnh đó, nhu cầu cải tạo và xây dựng mới nhà ở của nhân dân khi đời sống được nâng cao cũng đòi hỏi một khối lượng vật liệu xây dựng rất lớn.

Trong giai đoạn tới nhu cầu vật liệu xây dựng ở nước ta tiếp tục tăng cao. Thị trường vật liệu xây dựng tiếp tục rộng mở và đây là xu thế tất yếu của đất nước đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

3.1.1.2. Thách thức

(1) Cung vượt quá xa cầu. Trong thực tế, xét từng loại sản phẩm gốm thô (gạch, ngói đất sét nung), ceramic, sứ vệ sinh..., tổng lượng cung đều đã vượt quá cầu của thị trường. Hiện nay, số lượng các công trình xây dựng kể cả nhà dân sử dụng khung bê tông đang tăng nghĩa là nhu cầu sử dụng gốm thô vẫn gia tăng. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng cao ở lĩnh vực này, mỗi năm cả nước có thể sản xuất tới hàng chục tỷ viên gạch xây tiêu chuẩn và hàng trăm triệu viên ngói lợp, trong đó trên 50% đã được sản xuất từ dây chuyền tuy-nen. Các nhà máy gạch tuy-nen lại chưa phân bố hợp lý, có vùng lại quá dày như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh... dẫn đến tăng chi phí bởi giá vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đặc biệt trong điều kiện loại sản phẩm này khối lượng lớn.

(2) Cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp cùng ngành: Đối thủ trong nước và đối thủ trong khu vực cùng lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng ngày càng lớn mạnh. Sản phẩm liên tục tăng về mặt số lượng, đa dạng về chủng loại, giá cả cạnh tranh hơn, mức độ khéo léo cao hơn. Với chủ trương của Nhà nước thực hiện mở cửa hội nhập, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì số lượng các

công ty trong nước SXKD mặt hàng vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng các đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long trên thị trường trong nước.

(3) Tình hình kinh tế thế giới và trong nước: Năm 2017, tình hình kinh tế thế giới và các nước trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhà nước vẫn ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và Viglacera Hạ Long nói riêng. Cùng với đó, chi phí sản xuất tiếp tục tăng do biến động các yếu tố đầu vào như điện, xăng, dầu, than... theo giá thị trường, nhưng giá ngói lợp không thể tăng tương ứng do các doanh nghiệp phải cạnh tranh và phản ứng của thị trường này.

(4) Thị hiếu của khách hàng: Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, dẫn đến những yêu cầu về sản phẩm của họ ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, kiểu dáng, bao bì cho đến giá thành. Chính vì thế, doanh nghiệp luôn phải quan tâm, dự báo được nhu cầu của khách hàng, những đòi hỏi của khách hàng về dòng sản phẩm ngói lợp, từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược làm mới sản phẩm nhưng vẫn luôn đảm bảo về chất lượng, giá cả thì luôn cạnh tranh để thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng cũng như làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long đến năm2020, tầm nhìn năm 2025 2020, tầm nhìn năm 2025

(1) Định hướng phát triển thị trường

Củng cố và phát triển thị trường nội địa một cách sâu rộng và ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập trung ổn định sản xuất kinh doanh tạo sự phát triển bền vững cho Công ty, giữ vững và phát triển các bạn hàng truyền thống. Phân loại khách hàng, đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể, thực hiện chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị trường.

Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; giữ vững chế độ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng; tham gia các hoạt động triển lãm, hội chợ... Từng bước nghiên cứu, xây dựng thương hiệu sản phẩm và có chiến lược quảng bá xây dựng thương hiệu Công ty. Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng.Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Thường xuyên xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

(2) Định hướng phát triển về tài chính:

Duy trì một cơ cấu tài chính lành mạnh và phù hợp là yếu tố quan trọng để giảm rủi ro tài chính cho Công ty cũng như đảm bảo được đủ vốn cho hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Công ty đang dần tiếp cận và tìm cách thức huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm như huy động từ các cán bộ công nhân viên, vay ngân hàng hoặc huy động qua thị trường chứng khoán. Tùy vào tình hình tài chính của Công ty và phân tích tình hình thị trường mà Công ty sẽ lựa chọn phương án huy động vốn hiệu quả nhất.

(3) Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ SXKD:

Đầu tư dây chuyền thiết bị, công nghệ sản xuất mới, hiện đại theo hướng tự động hoá, giảm thiểu sự tác động của con người để đảm bảo sự ổn định về chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Quy hoạch, đầu tư xây mới hệ thống nhà xưởng sản xuất cho phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm, cơ cấu sản phẩm thay thế hệ thống nhà xưởng cũ đã xuống cấp, lạc hậu không phù hợp với phương thức sản xuất hiện nay.

(4) Định hướng phát triển tổ chức và nhân sự:

Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng. Đẩy mạnh đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực. Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ ngoài. Có chính sách động viên những người có năng lực

Công ty cũng đề ra một số chỉ tiêu SXKD cơ bản trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020 qua bảng 3.1.

Bảng 3.2. Dự báo kết quả SXKD đến năm 2020

TT Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

1 Doanh thu dự kiến Tỷ đồng 2.229 2.520 3.023 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 190,8 228,9 363,7 3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 78 92 110

4 Thu nhập BQ/người/tháng

Triệu

đồng 7,8 8,4 10,1

(Nguồn: Báo cáo định hướng chiến lược của HĐQT công ty)

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng ổn định: Về doanh thu năm sau cao hơn năm trước trên 15%, chỉ tiêu nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước khoảng 30%, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước khoảng 20%, thu nhập CBCNV năm sau cao hơn năm trước khoảng 11%.

3.1.3. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công tycổ phần Viglacera cổ phần Viglacera

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp cần được thực hiện trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Phải đảm bảo tính bền vững trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm ngói lợp phải được thực hiện từng bước, vững chắc, đồng thời có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh chóng trên cơ sở giữ vững thị phần và mở rộng thị trường mới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp phải dựa trên cơ sở tiếp cận hiện đại hóa, hoàn thiện quy trình sản xuất và quy trình kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng nguồn lao động và cung ứng những điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động.

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững gắn liền với công bằng xã hội.

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp phải mang tính năng động trong hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực SXKD và theo định hướng thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước.

3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của Công ty cổ phần Viglacera

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngói lợp của công ty cổ phần VIGLACERA hạ long (Trang 71 - 76)