CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua phát triển các yếu
nguồn nội lực của doanh nghiệp
(1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty
Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên
- Đối với đội ngũ công nhân viên hoạt động tại các phân xưởng, Công ty cần nâng cao năng lực kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức. Đây là điều quan trọng vì để điều hành các thiết bị máy móc hiện đại thì đòi hỏi rất nghiêm ngặt ở năng lực của người công nhân.Ở các khâu làm việc, công nhân bắt buộc phải tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong nhiều năm. Để tiến hành nâng cao kiến thức và kỹ năng của công nhân, Công ty có thể tiến hành các cuộc thi nâng bậc tay nghê để từ đó có thể nâng bậc lương cho công nhân. Trong việc tuyển dụng công nhân viên, Công ty cần có chỉ tiêu đánh giá ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với các ứng viên về trình độ và kinh nghiệm tay nghề. Ngoài ra, Công ty cần liên kết chặt chẽ với các trường dạy nghề trên cơ sở gắn nhu cầu về đào tạo với nhu cầu về sử dụng lao động nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng cao.
- Đối với các vị trí quản trị cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở, Công ty cần hỗ trợ các Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Quản đốc phân xưởng, kỹ sư và công nhân đa kỹ năng nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách hỗ trợ họ trong việc tham gia các khóa học ngắn hạn với yêu cầu họ phải là những người gắn bó và cống hiến cho Công ty trong nhiều năm. Không những vậy, các cán bộ quản trị cần được tham gia các khóa học ngắn hạn trong việc quản trị để từ đó có được kinh nghiệm tư duy mới giúp tăng hiệu quả công việc.
- Đối với các nhân viên xí nghiệp kinh doanh, do kinh nghiệm trong hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường vẫn còn hạn chế, vì vậy Công ty cần cử các cán bộ, nhân viên Phòng Kinh doanh đi học những khóa đào tạo nâng cao kiến thức marketing, nghiên cứu thị trường, tiếp nhận những kiến thức mới về marketing để đáp ứng kịp những biến động nhanh chóng của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty
Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, Công ty cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở Công ty. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với Công ty bằng các chính sách như: Đầu tư cho giáo dục đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Công ty. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ Công ty như làm
thêm giờ, thêm ca. Biện pháp này sẽ giúp Công ty có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong Công ty. Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do đó, tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù của Việt Nam, tôn trọng văn hóa kinh doanh của Công ty.
- Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
(2) Xây dựng và phát triển phòng Marketing chuyên biệt
Marketing cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp, các công ty lớn luôn quan tâm đến marketing và coi đây là vũ khí lợi hại nhất để nâng cao sức cạnh tranh, hình ảnh, uy tín thương hiệu cũng như vị thế của công ty trên thị trường và có chi phí cao cho hoạt động marketing. Một công ty lớn như Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long chưa có Phòng Marketing là một khiếm khuyết, vì vậy trong thời gian tới Công ty cần thành lập Phòng Marketing
Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng trước khi doanh nghiệp khởi sự hoạt động SXKD, đồng thời nó phải tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.Có như vậy doanh nghiệp mới có thể kịp thời nhận biết những biến đổi về thị trường để có những điều chỉnh và biện pháp thích hợp trong SXKD của mình.Vì vậy thành lập Phòng Marketing nhằm đẩy mạnh các hoạt động Marketing - Mix là yêu cầu cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Marketing: Phòng có nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin về thị trường trong và ngoài nước nhằm tư vấn cho ban Giám đốc doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách sản phẩm, chính sách giá và thiết kế kênh phân phối nhằm nâng cao uy tín, vị thế cũng như thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nhiệm vụ chính của Phòng Marketing
- Thu thập và cung cấp các thông tin về sản phẩm thông qua phản hồi của khách hàng, và từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong và ngoài nước.Thường xuyên tiến hành phân tích, xử lý thông tin và báo cáo cho cán bộ cấp cao về tình hình thị trường
- Định kỳ tổ chức khảo sát thị trường nhằm trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tiếp nhận thông tin phản hồi và thu thập thông tin mới
- Với sự đầu tư hoạt động của Phòng Marketing như vậy sẽ giúp cho Công ty luôn bám sát tình hình thị trường đó là điều kiện quan trọng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm của Công ty trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ốp lát của Công ty.
- Nghiên cứu áp dụng các hình thức quảng cáo phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, báo chí, triển lãm, hội chợ….
Với việc thành lập Phòng Marketing chuyên biệt đẩy mạnh hoạt động Marketing Mix sau đây:
Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, nó là cơ sở trong việc đề ra những chiến lược, chính sách, biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long.
Thứ nhất, Ban giám đốc Công ty cần có những nhận thức đúng đắn về vai trò của nghiên cứu thị trường đối với hoạt động kinh doanh.Nền kinh tế ngày nay được gọi là nền kinh tế tri thức và vai trò của thông tin có tính chất quyết định sự thành công trong mọi hoạt động. Tư tưởng này đã có từ 2.500 năm trước, Binh pháp Tôn Tử có viết : “Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch, trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại”. Muốn biết phải có thông tin, thông tin ấy chính là mục tiêu và kết quả mà hoạt động nghiên cứu thị trường mang lại. Mặt khác, cần tránh những hiểu biết sai lầm về nghiên cứu thị trường như cho rằng nghiên cứu thị trường là việc của đội ngũ trí thức và hàn lâm hoặc mọi người đều có thể dễ dàng thiết kế và thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc nghiên cứu thị trường là việc làm quá tốn kém. Nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải tiến hành khảo sát, phỏng vấn thật nhiều người và thực hiện các phân tích phức tạp trên máy tính, tốn nhiều kinh phí mà có thể sử dụng kỹ thuận ít tốn kém hơn như kỹ thuật nghiên cứu tại văn phòng hoặc tìm kiếm trên mạng Internet….
Thứ hai, một đội ngũ nhân viên thị trường giỏi là yếu tố then chốt mang lại sự hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường. Bước đầu, Công ty có thể tổ chức và sắp xếp một số nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực kinh doanh cũng như các kiến thức kinh tế khác để chuyên theo dõi, thu thập, phân tích và đánh giá những thông tin về thị trường. Về lâu dài, Công ty cần tổ chức cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về hoạt động nghiên cứu thị trường hoặc có kế hoạch tuyển dụng các nhân viên có trình độ và được đào tạo có bài bản.
Thứ ba, lập một kế hoạch nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh cho từng tháng hoặc từng quý. Một dự án nghiên cứu thị trường có hiệu quả bắt nguồn từ việc chuẩn bị, phân loại công việc và lập kế hoạch tốt. Trong khuôn khổ có hạn về thời gian và tiền bạc, đòi hỏi cần phải thu thập rất nhiều dữ liệu nhưng vẫn đảm bảo không bị chệch hướng. Việc nghiên cứu sẽ thành công khi được cấu trúc hoá phương pháp tiếp cận nghiên cứu.
Thứ tư, công ty cần có các dự toán ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường.Bất kỳ hình thức nghiên cứu nào cũng cần dự trù kinh phí càng chính xác càng tốt.Biết trước nguồn ngân sách sẽ tránh được các vấn đề nảy sinh liên quan tới
tài chính với các bên như các chuyên gia nghiên cứu hoặc các nhà cung cấp dịch vụ thông tin kinh doanh. Công ty cũng nên cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí của việc tự nghiên cứu hoặc thuê các Công ty chuyên nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành một dự án nghiên cứu.
Phát triển hệ thống thông tin Marketing
Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, Công ty cần phải xây dựng được hệ thống thông tin như: Thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường,...Để có được hệ thống thông tin trên, đòi hỏi hệ thống thông tin của doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện và có chất lượng cao. Các biện pháp sau đây có thể phần nào đóng góp cho việc xây dựng hệ thống thông tin này: Xây dựng các chi nhánh nhằm thu được thông tin chính xác, kịp thời về giá cả, chất lượng, điều kiện giao hàng…; Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thông tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.
Với xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, đặc biệt Việt Nam là thành viên của WTO phần lớn các doanh nghiệp đều rất lo ngại về những vấn đề liên quan đến tính an toàn và bảo mật thông tin, chất lượng đường truyền trong khi đều thừa nhận vai trò của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng thương mại điện tử thể hiện trình độ phát triển cao hơn của công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Hoạt động này không những đòi hỏi phải có một hạ tầng công nghệ thông tin tốt mà còn đỏi hỏi một hành lang pháp lý chặt chẽ để làm căn cứ cho các giao dịch và thanh toán điện tử. Hiện nay, Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long chỉ có hệ thống công nghệ thông tin (nhận và gửi email), chưa quan tâm đến thương mại điện tử (Công ty đã có Website nhưng chưa sử dụng thường xuyên, liên tục, các giao dịch chủ yếu là trực tiếp thông qua các văn bản và các hợp đồng nguyên tắc ký kết…). Do đó, Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long cần phải đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thương mại điện tử để hướng đến các hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc triển khai áp dụng thương mại điện tử có thể được tiến hành từng bước từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu tư có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động
kinh doanh, dưới hình thức mở trang Web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị bên trong Công ty. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng.
Để phát triển thương mại điện tử, Công ty cần tiếp tục chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO: 9000, và ISO: 14001... vì kinh doanh trên mạng đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chất lượng.
Để thực hiện giải pháp trên:
- Về nhân sự: Chỉ định Phó giám đốc xí nghiệp kinh doanh sang làm trưởng Phòng Marketing, chuyển một số nhân viên xí nghiệp kinh doanh sang phòng Marketing và tuyển dụng 04 nhân viên mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing và am hiểu về sản phẩm vật liệu xây dựng, thị trường về sản phẩm, thành thạo các công cụ thống kê, phân tích…
- Về quan điểm nhà quản trị cấp cao: Cần nhận thức tầm quan trọng của việc thành lập Phòng Marketing của Công ty và ra quyết định nhanh chóng vấn đề này.
- Về nguồn chi phí thành lập Phòng: Phải ưu tiên một khoản chi phí từ quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị máy móc thiết bị văn phòng, tuyển dụng nhân viên, trả lương nhân viên.
Với việc thành lập Phòng Marketing chuyên biệt và đẩy mạnh hoạt động Marketing - Mix sẽ tạo được những thế mạnh của Công ty trong việc thu thập thông tin về khách hàng, về sản phẩm, về đối thủ cạnh tranh từ các khu vực thị trường với những đặc điểm riêng tạo ra những hình ảnh riêng về sản phẩm của Công ty, hình ảnh riêng của Công ty. Phòng sẽ là chiếc cầu nối giữa khách hàng và bộ phận sản xuất của Công ty, từ đó xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá hợp lý của Công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường, từ đó không ngừng tăng cường mở rộng thị phần của Công ty trên các khu vực thị trường.
Đổi mới công nghệ quyết định sự chuyển biến về khả năng chất lượng hoạt động của công ty. Đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Tổng công ty luôn cần phải mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề của người lao động và cán bộ quản lý kỹ thuật. Công ty cần thực hiện các vấn đề sau:
- Tận dụng triệt để số thiết bị, xe máy sau khi hoàn thành các công trình