Quyết định về đoạn thị trường mục tiêu và mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh doanh dịch vụ trade marketing tại công ty cổ phần thiết kế lục giác (Trang 29 - 31)

Đối với đặc thù hoạt động kinh doanh dịch vụ trade marketing, thị trường chủ yếu là các tổ chức, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức thương mại, và các tổ chức nhà nước. Mỗi loại thị trường này có những đặc điểm khác biệt như sau:

Thị trường các doanh nghiệp sản xuất bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua sắm sản phẩm, dịch vụ vì mục đích sản xuất hàng hóa hay dịch vụ khác, để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác, kiếm lời. Đặc điểm đặc trưng là số lượng khách hàng ít, song khối lượng mua của một khách hàng thường rất lớn. Thậm chí một số thị trường chỉ có một vài khách hàng, chi phối toàn bộ hoạt động mua và bán. Do đặc điểm này nên mối quan hệ mua – bán giữa người cung ứng và người tiêu thụ ở thị trường này thường mang tính trực tiếp, có tính tương hỗ hay hợp tác (người mua và người bán thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế, marketing,…) và tính chất quan hệ lâu dài trở thành yêu cầu luôn được các nhà cung ứng đặc biệt coi trọng khi thực hiện các giao dịch.

Thị trường các tổ chức thương mại bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hóa để bán lại hoặc cho thuê nhằm mục đích kiếm lời. Nói một cách cụ thể hơn họ chính là những người bán buôn và bán lẻ các loại hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa mà họ lựa chọn mua do người mua lại của họ quyết định chứ không phải

chính bản thân họ. Danh mục và chủng loại hàng hóa, dịch vụ mà họ mua sắm rất phong phú và đa dạng. Có thể nói họ mua tất cả những gì họ có thể bán để kiếm lời. Ngoài ra, xét trên nhiều phương diện khác, thị trường các tổ chức thương mại không có quá nhiều khác biệt so với doanh nghiệp sản xuất.

Thị trường các tổ chức Nhà nước bao gồm những tổ chức của Chính phủ và các cơ quan địa phương, mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện những chức năng cơ bản theo sự phân công của chính quyền. Đây là một lực lượng tiêu dùng dịch vụ lớn vì phần chi tiêu ngân sách mà tổ chức Nhà nước ở các cấp dành cho hoạt động của mình dưới hình thức hàng hóa hay dịch vụ hàng năm rất cao.

Ngoài ra cũng cần chú ý đến một đặc điểm cốt lõi của kinh doanh dịch vụ trade marketing đó là việc tác động vào các điểm bán, kênh phân phối. Mà điểm bán và kênh phân phối lại chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi vị trí địa lý. Dù cho cùng là một loại thị trường doanh nghiệp sản xuất, tổ chức thương mại, hay tổ chức nhà nước thì tại các vị trí địa lý khác nhau chúng ta cũng cần đưa ra các quyết định mục tiêu khác nhau. Bởi vậy, sau khi phân chia thị trường thành ba loại trên, thì trong mỗi loại chúng ta cũng cần phân nhỏ chúng theo cơ sở địa lý, chia cắt theo các biến số địa dư, vùng khí hậu, mật độ dân cư… Cụ thể thị trường được chia theo tỉnh/ thành phố. Cách phân chia này được áp dụng rất phổ biến và thích hợp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ trade marketing. Sự khác biệt về nhu cầu, ước muốn hay hành vi luôn gắn với yếu tố địa lý. Hơn nữa, ranh giới của các đoạn thị trường được phân theo tiêu thức vùng, miền, khí hậu, hành chính… thường khá rõ ràng, do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, văn hóa của các vùng dân cư thường gắn bó chặt chẽ với nhau. Phân chia thị trường theo địa lý không chỉ hữu ích với việc nắm bắt những đặc điểm của khách hàng mà còn có ý nghĩa với việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ trade marketing theo khu vực.

Chính việc nghiên cứu sự phát triển thị trường của loại sản phẩm đó sẽ giúp doanh nghiệp có những hướng đi đúng trong việc kinh doanh dịch vụ trade marketing của mình. Vì dụ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết kế trưng bày các sản phẩm điện tử, điện lạnh tại các POP thì sự phát triển, xu hướng kinh doanh của thị trường các sản phẩm điện tử, điện lạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ trade marketing cho các sản phẩm điện tử, điện lạnh.

Trong quá trình kinh doanh, thị trường luôn thay đổi không ngừng, đồng thời doanh nghiệp cũng luôn phát triển không ngừng. Trong quá trình hoàn thiện mình, doanh nghiệp ngoài khả năng phục vụ những khách hàng cũ thì có thể mở rộng miếng bánh thị trường của mình, để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh hấp dẫn hơn. Nguồn lực cần thiết để khai thác được các cơ hội thị trường, bao gồm: tài chính, nhân sự, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng marketing,… mặt khác, phải được nhìn nhận trong trạng thái biến đổi và trong mối tương quan lực lượng với các đối thủ cạnh tranh khác. Khi đánh giá, phân tích mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp, cần nhìn nhận vấn đề trong trạng thái động, linh hoạt cùng với sự biến đổi của mối trường kinh doanh. Nói cách khác, để mở rộng đoạn thị trường, doanh nghiệp cần cân nhắc đến khả năng thiết lập mối quan hệ lâu dài, những nỗ lực của doanh nghiệp có hứa hẹn hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh doanh dịch vụ trade marketing tại công ty cổ phần thiết kế lục giác (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)