7. Bố cục của luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.2.1. Nhóm nhân tố về Đặc điểm và tình hình tài chính công ty a, Khả năng sinh lời
Quyết định chi trả cổ tức chỉ được thực hiện khi Công ty có lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của công ty. Hơn nữa, từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu ghi nhận một mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và cổ tức.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức; nó chỉ ra rằng các công ty có tỷ suất sinh lời cao hơn trả cổ tức cao hơn trong khi công ty có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn chi trả cổ tức thấp hơn hoặc đôi
khi miễn cưỡng để trả cổ tức. Trong nghiên cứu kinh điển của mình, Lintner (1956) nhận thấy rằng thu nhập ròng của một công ty là nhân tố quyết định chi trả cổ tức. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức như Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008), Hafeez Ahmed và Attiya Yasmin Javid (2008), Matthias Nnadi, Nyema Wogboroma và Bariyima Kabel (2013)…Một số ít nghiên cứu chứng minh mối quan hệ ngược chiều (Nguyen Kim Thu, Le Vinh Trieu, Duong Thuy Tram Anh, Hoang Thanh Nhon, 2013) và không có ý nghĩa thống kê (Anupam Mehta, 2012; Rashid Saeed, Ayesha Riaz, Rab Nawaz Lodhi, Hafiza Mubeen Munir, Amber Iqbal, 2013).
b, Đòn bẩy tài chính
Cấu trúc tài chính của một công ty bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu; tài chính dài hạn thường đề cập đến cơ cấu vốn của công ty, và mức độ mà một công ty dựa vào nợ vay được gọi là đòn bẩy tài chính. Tuy có lợi thế về thuế, việc sử dụng đòn bẩy kéo theo rủi ro; với độ cao của đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến chi trả cổ tức thấp bởi vì các doanh nghiệp cần phải duy trì dòng tiền nội bộ để trả nghĩa vụ của mình thay vì phân phối tiền mặt cho cổ đông. Các nghiên cứu lập luận rằng, các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao có xu hướng có tỷ lệ chi tiêu thấp để giảm chi phí giao dịch liên quan đến tài chính bên ngoài. Do đó, một mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức được đề xuất. Nhiều nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự: Al-Malkawi (2008), Hafeez Ahmed, Attiya Yasmin Javid (2008), Jensen (1986). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chứng minh không tồn tại mối quan hệ như: Neutrally, Al-Najjar và Hussainey (2009), Xi Wang, David Manry, Scott Wandler (2011).
c, Quy mô doanh nghiệp
Các công ty lớn có xu hướng cạnh tranh hơn, tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn, xếp hạng tín dụng tốt hơn, doanh thu và lợi nhuận cao hơn. So với các doanh nghiệp nhỏ thì các doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới thị trường vốn bên ngoài và có lợi thế hơn trong việc vay nợ bởi tính minh bạch về thông tin cao hơn và tạo được sự yên tâm hơn cho các chủ nợ. Hơn nữa, các công ty lớn có xu hướng đa dạng hóa đầu tư và lưu chuyển tiền thuần của họ thường xuyên hơn, ít
biến động hơn các công ty nhỏ. Vì vậy, các công ty lớn sẵn sàng trả cổ tức cao hơn. Do đó, một lập luận được đưa ra là các công ty lớn có nhiều khả năng chi trả cổ tức cao hơn cho cổ đông. Cũng có quan điểm cho rằng quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều lên chi trả cổ tức. Những công ty lớn hơn thích trả cổ tức ít hơn khi họ phải bỏ ra số tiền lớn của quỹ vào các hoạt động công ty.
Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng quy mô công ty là yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty, và nó liên quan cùng chiều đến cổ tức (Al Shabibi, G Ramesh, 2011; Anupam Mehta, 2012; Christopher Maladjian và Rim El Khoury, 2014; Al-Malkawi, 2008). Tuy nhiên, nghiên cứu của Rashid Saeed, Ayesha Riaz, Rab Nawaz Lodhi, Hafiza Mubeen Munir, Amber Iqbal (2013) lại chứng minh không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê.
d, Thanh khoản
Thanh khoản cũng là một yếu tố quyết định quan trọng đến chính sách cổ tức. Thanh khoản được cho là có một mối quan hệ cùng chiều với chi trả cổ tức, Các công ty có tính thanh khoản cao hơn có sẵn tiền mặt nhiều hơn để chi trả cổ tức trong khi doanh nghiệp có tính thanh khoản kém có ít cơ hội cổ tức chi trả do sự thiếu hụt tiền mặt (Hafeez Ahmed và Attiya Y. Javid, 2009). Ngoài ra, cũng có nghiên cứu chứng minh không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê (Rashid Saeed, Ayesha Riaz, Rab Nawaz Lodhi, Hafiza Mubeen Munir, Amber Iqbal, 2013; Christopher Maladjian và Rim El Khoury, 2014).
e, Dòng tiền
Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng tỏ là một mối quan hệ cùng chiều giữa dòng tiền và thanh toán cổ tức. Gupta & Banga (2010), Afza & Mirza (2010) đã ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa dòng tiền và thanh toán cổ tức. Kết quả cho thấy dòng tiền là yếu tố quyết định quan trọng đến chi trả cổ tức.
Nhiều học giả đồng ý rằng Dòng tiền thuần tự do và Thu nhập hàm chứa những thông tin khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ rất mật thiết. Adelegan (2003) lập luận rằng dòng tiền tự do giải thích chính sách cổ tức tốt hơn thu nhập. Điều này có thể được giải thích bởi hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhà
quản lý có thể có những hành động làm tăng thu nhập nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế mà họ thu được. Thứ hai, dòng tiền thuần là một thước đo tính thanh khoản và tính thanh khoản được kỳ vọng là yếu tố góp phần trong quá trình xây dựng chính sách cổ tức. Chỉ khi công ty có tính thanh khoản tốt thì họ mới có thể chi trả cổ tức cho các cổ đông.
f, Tăng trưởng và cơ hội đầu tư
Theo Miller và Modigliani (1961), trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, quyết định đầu tư và chi trả cổ tức của công ty độc lập. Tuy nhiên, trong sự hiện diện của thuế, chi phí phát hành và chi phí đại diện, cả cổ tức và quyết định đầu tư có thể có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau. Các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và đầu tư cao sẽ cần những nguồn vốn nội bộ được tạo ra để tài trợ cho những khoản đầu tư, và do đó có xu hướng trả ít hoặc không có cổ tức. Ngược lại, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm và có ít cơ hội đầu tư hơn có khả năng chi trả cổ tức nhiều hơn.
Nhóm thứ nhất cho rằng, tốc độ tăng doanh thu và chính sách cổ tức có quan hệ cùng chiều. Họ lập luận công ty có tốc độ tăng doanh thu cao thì chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt hơn, và theo như Lý thuyết tín hiệu, các công ty này sẽ phát đi tín hiệu tốt bằng cách tăng mức chi trả cổ tức.
Nhóm còn lại lập luận rằng, các công ty có tốc độ tăng trưởng cao ít có khả năng chi trả cổ tức vì nhu cầu về vốn kinh doanh lớn, những công ty này có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận để tiếp tục phát triển công ty.
g, Rủi ro
Rủi ro được cho là một yếu tố quyết định quan trọng đến chi trả cổ tức. Các doanh nghiệp có tỷ lệ P/E cao có rủi ro thấp và triển vọng tăng trưởng cao. Quan điểm được đặt ra là tỷ lệ P/E của công ty càng cao thì rủi ro càng thấp, và sẽ tác động tích cực đến chi trả cổ tức (Anupam Mehta, 2012; Christopher Maladjian và Rim El Khoury, 2014).
h, Tài sản hữu hình
trả cổ tức, được đo bằng tỷ lệ Tài sản cố định và Tổng tài sản.
Sở dĩ, có quan điểm này vì các nhà nghiên cứu cho rằng các công ty sở hữu tài sản hữu hình nhiều có thể mượn nhiều hơn, do đó họ sẽ hạn chế chi trả cổ tức hơn cho các cổ đông. Al-Najjar và Hussainey (2009) cho rằng tài sản hữu hình bị phụ thuộc nhiều vào thu nhập được giữ lại vì chi phí thấp hơn, do đó, cổ tức trả cho các cổ đông sẽ ít hơn.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố về Quản trị công ty a, Chi phí đại diện
Các giả thuyết về việc chi trả cổ tức có thể được sử dụng như một cơ chế để làm giảm bớt các vấn đề về chi phí đại diện. Chi trả cổ tức làm giảm lượng tiền mặt của các quỹ nội bộ được tạo sẵn cho các nhà quản lý buộc họ phải tiếp cận thị trường vốn thường xuyên hơn để có được tài trợ từ bên ngoài, do đó phải chịu sự giám sát của thị trường vốn. Các khoản thanh toán cổ tức cũng được dùng để làm giảm "dòng tiền tự do" bị lãng phí vào các dự án NPV âm nhưng phục vụ lợi ích riêng cho các nhà quản lý.
Có lập luận cho rằng chi phí đại diện có thể được giảm bớt nếu các nhà quản lý, giám đốc, và các cán bộ điều hành khác tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nội bộ của mình, bởi vì điều này có thể gắn kết lợi ích của cả các nhà quản lý và các cổ đông. Do đó, tỷ lệ sở hữu nội bộ được cho là có mối quan hệ ngược chiều với chi trả cổ tức.
b. Sở hữu Nhà nước
Wei (2004) tìm thấy ở những công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn thì tác động ngầm vượt trội hơn tác động phát tín hiệu, nghĩa là cổ tức được chi trả cao không vì mục đích giảm chi phí đại diện hay truyền tải thông tin tới cổ đông mà vì lợi ích của cổ đông nhà nước. Vì vậy, mối liên hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước và tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt được đề xuất.
Theo Chen, Jian and Xu (2009), các công ty do nhà nước kiểm soát chi trả mức cổ tức cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước khi họ cần thêm tiền
để đầu tư vào các dự án công cộng hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước khác bị hạn chế về tài chính. Ngoài ra, Gugler (2003) lập luận rằng, chi phí đại diện luôn phát sinh và tồn tại trong các công ty nhà nước. Do đó, các công ty nhà nước có xu hướng trả cổ tức cao hơn nhằm làm giảm chi phí đại diện.
1.3.2.3. Tỷ lệ thanh toán cổ tức năm trước
Lintner (1956) cho thấy rằng cổ tức giai đoạn trước là rất cần thiết trong việc xác định cổ tức hiện tại. Mô hình này đã được thử nghiệm và khẳng định bởi Fama & Babiak (1968), Ahmed & Javid (2009) đã kết luận rằng cổ tức của năm trước ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ chia cổ tức hiện tại của một công ty. Kết quả này phù hợp với lý thuyết tín hiệu, các công ty có xu hướng cố gắng duy trì mức trả cổ tức ổn định và hạn chế đến mức thấp nhất việc giảm tỷ lệ chia cổ tức.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về TTCK Việt Nam và Khung pháp lý liên quan đến Chính sách cổ tức của công ty niêm yết