7. Bố cục của luận văn
2.4. Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công
2.4.1. Các hạn chế pháp lý nhằm hạn chế suy yếu vốn
Phần lớn các công ty đều có lợi nhuận, ngoại trừ AMV lợi nhuận sau thuế âm trong các năm 2011, 2012, 2014, 2015 và DCL năm 2011 lợi nhuận sau thuế âm, do vậy sẽ không được trả cổ tức. Những doanh nghiệp còn lại các hạn chế pháp lý không ảnh hưởng gì đến chính sách cổ tức trong giai đoạn nghiên cứu.
2.4.2. Ảnh hưởng của thuế
Hiện nay mức thuế đánh trên cổ tức bằng tiền mặt là 5%, trong khi đó nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, nhà đầu tư khi chuyển nhượng chứng khoán sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn (5%) và đối với hoạt động chuyển nhượng, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần (Cá nhân đã đăng ký thuế áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% trên thu nhập chuyển nhượng, khi quyết toán thuế sẽ được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0,1% trong năm tính thuế). Vì vậy đa phần các công ty lựa chọn phương pháp chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
2.4.3. Lạm phát
Những năm đầu của giai đoạn 2000, tăng trưởng kinh tế nước ta có sự gia tăng mạnh mẽ nhờ việc thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2001 - 2007 đạt 6,94%. Tỷ lệ này đã giảm 1,06 điểm phần trăm trong thời kỳ 2008 - 2015. Trong khi đó, lạm phát bình quân năm thời kỳ 2008 - 2015 lại cao hơn bình quân thời kỳ 2001 - 2007 là 4,32 điểm phần trăm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn từ 2006 - 2015 lạm phát tại Việt Nam diễn biến tăng, giảm thất thường không theo một quy luật nhất định.
Năm 2010, mức lạm phát 2 con số của Việt Nam chính thức được lặp lại kể từ năm 2008. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%.
Tỷ lệ lạm phát từ mức 18,13% năm 2011 giảm xuống còn 6,81% năm 2012; đạt mức 6,04% năm 2013. Tỷ lệ này giảm mạnh ở mức 1,84% vào năm 2014 và năm 2015 được kiểm soát ở mức 0,63%.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam 2001 - 2015
Tuy vậy, tình hình chi trả cổ tức của các công ty ngành Y tế cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Trong giai đoạn này lợi nhuận của những công ty này vẫn ổn định và họ vẫn duy trì mức cổ tức ổn định. Ví dụ như năm 2008 và 2011, tỷ lệ lạm phát cao đột biến trong cả thời kỳ 2001 - 2015 (năm 2008 là 19,89%, năm 2011 là 18,13%). Tuy nhiên, IMP vẫn giữ nguyên mức cổ tức 2000 VNĐ từ năm 2007 - 2009 và tăng mức cổ tức 2200 VNĐ từ 2010 - 2012, TRA cũng giữ nguyên mức cổ tức là 2000 VNĐ từ 2010 - 2013. DMC cũng giữ mức cổ tức ổn định 2000 VNĐ - 2200 VNĐ từ 2008 – 2013. Thậm chí một số công ty như VMD còn nâng mức trả cổ tức từ 1800 VNĐ lên 2000 VNĐ vào năm 2011. PPP tăng mức trả 300 VNĐ/cổ phiếu lên 700 VNĐ/cổ phiếu vào năm 2008, LDP cũng nâng mức trả từ 2500 VNĐ lên 3000 VNĐ/cổ phiếu vào năm 2011.
2.4.4. Lãi suất ngân hàng
Lãi suất ngân hàng cũng ít tác động đến các công ty, bởi phần lớn những công ty này đều sử dụng ít nợ (hầu hết đều chiếm tỷ lệ nợ dưới 50% tổng tài sản). Do
vậy những biến động về lãi suất trong giai đoạn này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của các công ty này, vì thế mức cổ tức trả trên cổ phiếu vẫn duy trì sự ổn định. Những công ty sử dụng nhiều nợ như VMD dù tỷ lệ nợ cao (trên 90%) nhưng vẫn duy trì trả cổ tức trên 17% mệnh giá, hay DHT (tỷ lệ nợ khoảng 60%) vẫn duy trì tỷ lệ chi trả trung bình từ 20 - 30% mệnh giá.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT