Nhiên liệu tra nạp cho máy bay tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là Jet A-1. Hiện nay, Việt Nam có 2 nhà máy lọc hóa dầu là Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa). Nhưng 2 nhà máy này chủ yếu sản xuất xăng và dầu diezel, năng suất nhiên liệu máy bay chỉ ở mức 5%/năm. Với công suất và sản lượng nói trên, phần lớn nhiên liệu máy bay của Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Singapore, Thái Lan và Trung Quốc. (Vietnambiz, CNBC: Hàng không Việt và nhu cầu tiếp nhiên liệu ngoại, năm 2018 tại địa chỉ: https://vietnambiz.vn/cnbc-hang-khong-viet-va-nhu-cau-tiep-nhien-lieu-ngoai- 114008.htm, truy cập ngày 28/3/2019).
Trên thị trường cung ứng nhiên liệu Hàng không tại Việt Nam có hai Công ty được cấp phép hoạt động là Công ty CP Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) với 30% thị phần và Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt
Nam (Skypec) là nhà cung ứng nhiên liệu Hàng không lớn nhất Việt Nam. Nhiên liệu được tra nạp cho máy bay thông qua 2 hình thức tra nạp trực tiếp từ phương tiện xe tra nạp và thông qua hệ thống tra nạp ngầm. Hệ thống tra nạp ngầm tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần thương mại xăng dầu Tân Sơn Nhất (Tapetco) vận hành và Công ty CP Nhiên liệu Hàng không Nội Bài (NAFSC) triển khai tra nạp tại Cảng hàng không Quốc tế T2 Nội Bài.
Theo phân tích của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), giá dầu tăng cao dẫn đến mức giá nhiên liệu hàng không luôn có xu hường tăng lên qua các năm do vậy đỏi hỏi các Công ty cung ứng nhiên liệu hàng không tại Việt Nam luôn luôn tìm ra các giải pháp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiểu chi phí, nâng tầm thương hiệu.