Xu hướng phát triển của ngành Hàng không và thị trường cung ứng nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu hàng không tại công ty TNHH một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (skypec) (Trang 79 - 81)

liệu Hàng không

Theo số số liệu dự báo của Trung tâm Hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA), trong năm 2019 Việt Nam có thể đón 38 triệu hành khách quốc tế và 16 triệu du khách, gấp đôi so với năm 2015 (18 triệu hành khách và 8 triệu du khách). Trong khi Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo đến năm 2035, Việt Nam sẽ đón 150 triệu hành khách hàng không mỗi năm. Cùng với nhu cầu đi lại gia tăng, số lượng máy bay cũng tăng lên bởi sự mở rộng chuyến bay cũng như sự ra đời của một số hãng hàng không mới nhu cầu nhiên liệu cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam và quốc tế sẽ tăng đến mức kỷ lục trong khi nguồn nhiên liệu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đang là thách thức lớn đối với ngành hàng không Việt Nam trong những năm tới. Chi phí nhiên liệu sẽ là một trong những nhân tố chính tác động lên hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không, khi giá dầu Brent - yếu tố chính chi phối đến giá xăng chuyên dụng Jet A1, đã tăng liên tục trong thời gian gần đây. (Lưu Thủy, Thách thức nhiên liệu ngành hàng không, năm 2019 tại địa chỉ https://baomoi.com/thach-thuc-nhien-lieu-nganh-hang-khong/c/29287447.epi, truy cập ngày 03/4/2019).

Các hãng hàng không rất thận trọng khi chọn nhà cung cấp và tra nạp nhiên liệu bay. Ngoài việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh như đối với mặt hàng xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu bay phải đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng nhiên liệu, an ninh, an toàn hàng không… Nhiên liệu bay phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận xuất xứ rõ ràng, vận chuyển hay lưu trữ bằng phương tiện, hệ thống công nghệ, bồn bể có kết cấu đặc biệt, đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó các Công ty cung ứng nhiên liệu hàng không tham gia chủ động và tích cực trong hiệp hội IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - International Air Transport Association viết tắt IATA) để có điều kiện tiếp cận với

nhiều hãng hàng không quốc tế, nhà cung cấp nhiên liệu bay. Thông qua hoạt động tại các hội nghị, diễn đàn do IATA tổ chức, các công ty được nhiều khách hàng biết đến, tin cậy.

Tại Việt Nam, thị trường nhiên liệu hàng không đang có sự chuyển biến tốt cả về chất và lượng. Sản lượng tiêu thụ tăng mạnh là cơ hội cho các nhà sản xuất, cung cấp nhiên liệu hàng không nước ngoài bán được nhiều sản phẩm hơn. Thêm nữa, thị trường có sự cạnh tranh nhất định sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng (hãng hàng không) khi chi phí nhiên liệu máy bay là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động của hãng hàng không. Xu hướng logistic trong công tác cung ứng nhiên liệu Hàng không của các Công ty nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng là tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất, tất cả phương tiện tra nạp Jet A - 1 tại các sân bay đều được nhập từ các nước phát triển, thiết bị khác như hóa nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống, nâng cao năng lực quản trị điều hành; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO- 9001, hệ thống công nghệ thông tin, quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và các phần mềm ứng dụng khác, áp dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không với mục tiêu phát triển “Hiệu quả - An toàn - Bền vững”, nhằm khẳng định vị thế, hình ảnh, thương hiệu của các Công ty cung ứng nhiên liệu Hàng không.

Việc trở thành đầu mối cung cấp nhiên liệu cho khách hàng tại sân bay nước ngoài là xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu hàng không, giúp các hãng hàng không hoàn toàn yên tâm dành nhân lực và thời gian tập trung phát triển đường bay mới ra nước ngoài. Cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; mở rộng mạng lưới bán hàng tại các đầu sân bay lớn và tiềm năng tại thị trường nội địa, mở rộng hoạt động kinh doanh hơn nữa ở thị trường nước ngoài; tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để tận dụng lợi thế về công nghệ, nguồn vốn, thị trường và cách thức quản lý.

3.2. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu hàng không tại công ty TNHH một thành viên nhiên liệu hàng không việt nam (skypec) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)