7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở huyện Đông Anh, TP Hà
Hà Nội
1.2.1.1. Việc phân công, phân cấp trong thực hiện đầu tư XDCB
Huyện Đông Anh đã phân cấp đầu tư và giao quyền tương đối triệt để cho các xã, tạo động lực để các xã chủ động, sáng tạo trong đề xuất thực hiện đầu tư các dự án phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên ... Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn các xã.
1.2.1.2. Lập kế hoạch đầu tư
- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB của huyện đã bám sát được chủ trương, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Huyện. Các dự án được duyệt đều nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nước và của địa phương. Tuy nhiên kế hoạch đầu tư XDCB còn ngắn hạn; Nhu câu vốn đầu tư phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng lớn, nguồn thu lại hạn chế, không ổn định dẫn đến kế hoạch đầu tư thường xuyên phải điều chỉnh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong phân bổ vốn đầu tư xây dựng, cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý giữa các lĩnh vực, địa phương và tính ngắn hạn của các công trình đầu tư.
1.2.1.3. Triển khai dự án đầu tư XDCB:
- Các dự án vốn NSNN do UBND huyện làm chủ đầu tư đều giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện là đại diện chủ đầu tư, các dự án giao các xã, thị trấn làm chủ đầu tư đều thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án bởi vì năng lực và yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay là không đáp ứng được so với yêu cầu của Luật định. Các đơn vị quản lý
dự án đại diện cho chủ đầu tư thực hiện các công tác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký kết.
- Về quản lý chất lượng và tiến độ thi công xây dựng công trình: 100% các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN được phòng chức năng của huyện thẩm tra, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; các công trình được phòng Quản lý đô thị huyện định kỳ kiểm tra chất lượng và tiến độ thi công xây dựng công trình. Kết quả là chất lượng ở khâu thiết kế, thẩm định bản vẽ, dự toán được nâng cao đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB nói chung. Song việc quản lý chất lượng của một số đơn vị tư vấn giám sát còn lỏng lẻo. Hình thức giám sát cộng đồng nhiều nơi bị coi nhẹ dẫn đến việc giám sát chất lượng của người dân chưa được coi trọng.
- Công tác quản lý đấu thầu: Việc lựa chọn nhà thầu còn hình thức, các thủ tục đấu thầu chủ yếu là hợp thức theo quy định đấu thầu. Một số dự án thực hiện lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu, nên chất lượng công tác đấu thầu là không cao, thiếu sự cạnh tranh, công khai minh bạch. Đây cũng là lý do chính dẫn đến tình trạng một số công trình mà các nhà thầu không đảm bảo về năng lực (chuyên môn, vốn...) tham gia thi công các công trình, dự án.
- Việc thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư cho các nhà thầu xây lắp trên địa bàn huyện Đông Anh thực hiện theo đúng quy định làm cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng cao... Việc thanh toán vốn hàng năm luôn đạt 100% vốn được phân bổ không để tồn ngân sách hay ứ đọng vốn đầu tư.
- Công tác thanh toán vốn đầu tư do kho bạc Nhà nước phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và chủ đầu tư thực hiện. Việc thanh toán được tiến hành dựa trên kế hoạch vốn hàng năm và khối lượng công việc có đủ điêu kiện thanh toán. Tuy nhiên việc thanh toán vốn còn chậm và dồn nhiều vào quý IV, đặc biệt là tháng cuối năm (do khối lượng hoàn thành thường tập trung vào những tháng cuối năm khoảng 60-70% giá trị thanh toán cả năm) gây áp lực cho kho bạc và các đơn vị có liên quan. Khối lượng đề xuất thanh toán đôi khi không đúng với dự toán và khối lượng thi công thực tế. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành
còn chậm, một số dự án đã đưa vào sử dụng mà chưa được chủ đầu tư đề nghị quyết toán.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Quận Nam Từ Liêm đã và đang sử dụng các biện pháp quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn như sau:
Thứ nhất, Tăng cường quản lý quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển quận trở thành đô thị hiện đại kết hợp với các dự án hạ tầng kết nối đồng bộ với các quận huyện lân cận.
Thứ hai, từng bước nâng cao chất lượng dự án đầu tư:
Lựa chọn địa điểm, bố trí dự án theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường cơ chế kiểm soát mạnh trong các khâu của quá trình đầu tư nhằm nâng cao chất lượng của các dự án đầu tư.
Thứ ba, nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư XDCB, thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ... là yếu tố nền tảng đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ.
Thứ tư, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch quy trình, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính trong đầu tư XDCB theo cơ chế ”một cửa ”. Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nghiên cứu thực hiện các “dịch vụ hành chính công”.
Thứ năm, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư của huyện, để tăng cường các nguồn vốn NSNN và huy động vốn góp của các tổ chức, doanh nghiệp, của nhân dân cho các công trình, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn.