Phương hướng phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội trong bối cảnh mới (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Phương hướng phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm

Quan điểm chung để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như sau:

-Đầu tư kết cấu hạ tầng cần gắn liền với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải có bước đi hợp lý theo từng thời kỳ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với khả năng các nguồn lực cho phép. Đối với một số khu vực cần thiết, phải định hướng đầu tư theo xu thế phát triển và đô thị hóa gắn kết với hạ tầng đô thị chung của Thành phố Hà Nội và của khu vực lân cận.

-Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng bức xúc, có tính đột phá, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của huyện, xã đáp ứng tiêu chí trở thành quận, phường vào năm 2020 và đô thị trung tâm vào năm 2030.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng được phân bổ công bằng, hợp lý.

- Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

3.1.3.1. Phát triển hạ tầng kinh tế

- Tập trung thu hút đầu tư theo quy hoạch phân khu S2, S3, GS đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tạo bước chuyển biến trong phát triển dịch vụ; hình thành các khu trung tâm thương mại, dịch vụ đô thị lớn tập trung khu vực Quốc lộ 32 theo quy hoạch không gian công cộng đô thị, đồng thời tạo nguồn thu đáp ứng cân đối thu chi ngân sách của địa phương. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Cảng nội địa ICD Mỹ Đình tại xã Đức Thượng quy mô 18 ha, Trung tâm thương mại Thị Trấn, Showroom ôtô,...

- Quy hoạch các loại hình thương mại dịch vụ, các cửa hàng dịch vụ tiện ích lồng ghép trong quá trình điều chỉnh quy hoạch Nông thôn mới của xã, huyện trở thành phường, quận. Hình thành các loại hình dịch vụ như: Khách sạn, nhà hàng…

đáp ứng nhu cầu nhân dân. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa, nâng cấp, cải tạo các chợ dân sinh và các chợ đầu mối trên địa bàn huyện.

- Tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và hoạt động các làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống trên địa bàn. Duy trì tốt hoạt động của các cụm điểm công nghiệp hiện có; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Kết hợp phát triển các làng nghề với du lịch làng nghề, dịch vụ du lịch sinh thái vùng bãi sông Đáy. Quan tâm các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các thành phần kinh tế phát triển.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng vùng sản xuất, dịch vụ sinh thái tại vùng bãi sông Đáy; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng năng suất, chất lượng cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sinh thái, hiện đại, kỹ thuật cao.

3.1.3.2. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội * Hệ thống giao thông

+ Huyện tập trung triển khai thực hiện đầu tư các tuyến đường giao thông khung bằng nguồn vốn ngân sách đã được UBND Thành phố giao nhiệm vụ: Tuyến đường vành đai 3,5, đường đê Tả Đáy, đường cầu Khum- cầu Đìa Sáo, đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư các khu đô thị đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh hạ tầng các khu đô thị mới, đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường giao thông để kết nối hoà vào mạng lưới giao thông chung trên địa bàn.

+ Huyện tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông mới thuộc thẩm quyền huyện: các tuyến đường ĐH 02, ĐH 03, ĐH 04, ĐH 06, các tuyến bao khu dân cư, các tuyến đường giao thông thuộc các khu đất dịch vụ, đất đấu giá… trên địa bàn huyện

Tập trung thúc đẩy triển khai các dự án giao thông khung theo quy hoạch: tuyến đường vành đai IV qua địa bàn huyện Hoài Đức; tuyến đường liên khu vực I (trục Bắc- Nam huyện); tuyến đường liên khu vực 2; tuyến đường LK6 (nối từ khu đô thị Vân Canh- liên khu vực 2); phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tuyến số 6, 7 quận Hà Đông và tuyến đường kết nối khu đô thị Đại học Vân Canh với quận Nam Từ Liêm.

Huy động xã hội hoá đầu tư hệ thống bến bãi đỗ xe, bãi tập kết vật liệu xây dựng theo Quy hoạch phân khu đô thị S2, S3, S4 và Quy hoạch Nông thôn mới các xã, thị trấn trên địa bàn. Triển khai thực hiện bến xe phía Tây Hà Nội tại khu vực nút giao vành đai IV với đại lộ Thăng Long.

* Tiêu thoát nước và xử lý nước thải

Lập Quy hoạch tiêu thoát nước trên địa bàn Hoài Đức để có cơ sở hoàn chỉnh hệ thống tiêu thoát nước (do Quy hoạch tiêu thoát nước trên địa bàn huyện trước đây bị ảnh hưởng chồng lấn các Quy hoạch phân khu đô thị); đầu tư các tuyến kênh tiêu thoát nước theo quy hoạch tiêu thoát nước của thành phố đấu nối vào các trạm bơm Đào Nguyên, Yên Nghĩa, Yên Thái.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Trạm xử lý nước thải Sơn Đồng và hệ thống thu gom nước thải; Xã hội hoá dự án trạm xử lý nước thải Vân Canh, Nam An Khánh đẩy nhanh tiến độ thực hiện xong trong năm 2019-2020.

Tập trung quy hoạch và đầu tư xây dựng các tuyến đường bao các khu dân cư hiện trạng kết hợp tiêu thoát nước đối với các xã, thị trấn nằm trong vùng phát triển đô thị; Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải một số tuyến cống, kênh mương thoát nước chính trên địa bàn theo quy hoạch. Tiếp tục cải tạo, khơi thông các kênh mương, cống, bảo đảm thoát nước đồng bộ với các dự án xây dựng, cải tạo đường giao thông.

* Công viên, cây xanh, vườn hoa, hồ nước

Thúc đẩy triển khai 06 công viên cây xanh tập trung với diện tích 138,8ha đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt danh mục tại Quyết định 1221/QĐ-

UBND ngày 20/2/2017 về việc Phê duyệt danh mục dự án công viên, khu vui chơi thể dục thể thao Thành phố kêu gọi đầu tư.

- Huyện chủ động thực hiện đầu tư các khu sân chơi, vườn hoa tại khu vực dân cư làng xóm cũ diện tích khoảng 30ha;

- Đôn đốc chủ đầu tư triển khai hoàn thành các khu công viên cây xanh trong các khu đô thị mới diện tích khoảng 100ha.

Tiếp tục cải tạo hệ thống hồ nước trên địa bàn huyện (39 ao hồ) tạo cảnh quan không gian và bảo vệ môi trường xong trong năm 2019. Tiếp tục trồng cây xanh dọc các tuyến đường, các cơ quan, trường học và các khu đất trống trong các khu dân cư tạo không khí xanh sạch, đẹp nâng tổng diện tích cây xanh công cộng trên địa bàn khoảng 158 ha đạt (4,5m2/người) đáp ứng tiêu chí về cây xanh và không công cộng đô thị.

* Xây dựng hệ thống chiếu sáng

Tập trung hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng các tuyến đường do thành phố quản lý: đường tỉnh 423 (5km); đoạn còn lại của đường tỉnh 422 (2,9km).

Hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng các tuyến Đường huyện quản lý: Đường ven kênh Đan Hoài (6km); tuyến Lại Yên-Vân Canh (2,5km); Sơn Đồng- Đắc Sở -Tiền Yên (1,8km); Lại Yên- An Khánh (2,2km).

Tăng cường các giải pháp tiết kiệm điện năng, thay thế các bóng đèn chiếu sáng công xuất cao bằng hệ thống công nghệ đèn LED. Thực hiện tốt công tác duy trì hệ thống chiếu sáng các khu đô thị, các tuyến đường, phố, ngõ xóm trên địa bàn theo phân cấp. Thay thế hệ thống bóng đèn compac do nhân dân tự đầu tư.

* Cấp nước

Hiện nay trên địa bàn huyện có 03 dự án cấp nước tập trung sử dụng từ nguồn nước sạch sông Đà phạm vi cung cấp toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong đó 01 dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách đã hoàn thành từ năm 2014 cấp nước cho địa bàn xã La Phù, An Khánh và Đông La huyện Hoài Đức;

- 02 dự án cấp nước sạch thực hiện theo hình thức xã hội hoá đã triển khai và hoàn thành trong năm 2018 gồm:

+ Dự án cấp nước sạch cho 02 xã Vân Côn và An Thượng do Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông triển khai.

+ Dự án cấp nước sạch cho 14 xã và thị trấn Trạm Trôi còn lại do Công ty nước sạch Tây Hà Nội triển khai. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tập trung đạt 70% số hộ dân trên địa bàn.

* Hệ thống y tế

Nhu cầu đầu tư mới:

+ Nâng cấp mở rộng bệnh viện huyện Hoài Đức hiện trạng đạt tiêu chuẩn bệnh viện loại I với quy mô khoảng 500 giường bệnh.

+ Thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hoá 02 bệnh viện theo quy hoạch các phân khu đô thị đạt tiêu chuẩn bệnh viện loại I với quy mô khoảng 500 giường bệnh nâng chỉ tiêu y tế đạt (1000/350.000=2,85 giường/ 1000 dân)

* Nhà Văn hóa, Trung tâm văn hóa

Tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư các nhà văn hóa thôn còn thiếu trên địa bàn huyện. Hoàn thành công tác quy hoạch và thực hiện đầu tư một số khu trung tâm văn hóa, thể thao xã. Tiếp tục thực hiện đầu tư, tu bổ các di tích có giá trị văn hóa, các công trình văn hóa trên địa bàn.

* Về hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục

Để đáp ứng nhu cầu trường học trong quá trình đô thị hoá xây dựng huyện trở thành quận, cần rà soát lại hệ thống trường học công lập trên địa bàn, triển khai đầu tư xây dựng một số trường học nằm trong vùng phát triển đô thị nhanh: Xây dựng mới 18 trường từ cấp mầm non đến cấp THPT nâng tổng số trường học trên địa bàn huyện đạt 103 trường.

Chỉ đạo chủ đầu tư các khu đô thị đầu tư xây dựng và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự trường học trong khu đô thị mới.

* Về xây dựng quy hoạch nghĩa trang

Chỉnh trang các nghĩa trang nhân dân trên địa bàn. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư nghĩa trang tập trung cấp huyện tại 02 xã Đắc Sở, Tiền Yên theo quy hoạch nghĩa trang Thủ đô.

* Xây dựng, cải tạo mạng lưới cung cấp điện

Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các trạm điện 110kV trên địa bàn (Bắc An Khánh, Nam An Khánh,..). Xây dựng kế hoạch tăng tỷ lệ hạ ngầm, cải tạo lưới điện trung áp, tăng cường độ tin cậy và an toàn cung cấp điện, giảm tổn thất và đảm bảo mỹ quan đô thị.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hoài Đức.

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Đây là một trong những giải pháp chủ yếu và quan trọng nhất nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp từ công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn cho các dự án trong cả giai đoạn, từng năm và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của huyện. Để thực hiện giải pháp trên huyện Hoài Đức cần thực hiện một số nội dung biện pháp chủ yếu sau:

- Về công tác quy hoạch:

Công tác quy hoạch được xác định có vai trò quan trọng quyết định bộ mặt và sự phát triển đồng bộ của huyện trong tương lai. Do đó cần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tuân thủ việc triển khai theo quy hoạch. Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng huyện trở thành Quận năm 2020, quy hoạch các xã, thị trấn trở thành phường cho phù hợp với quy hoạch phân khu và quy hoạch chung của Thành phố Hà Nội, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội và các quy hoạch, kế hoạch khác của huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Tiếp tục rà soát và hoàn thành các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn: UBND huyện Hoài Đức phối hợp với Sở Quy hoạch – kiến trúc và các ngành có liên quan, trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, các quy định của pháp luật về tiêu chí đô thị, hạ tầng đô thị của quận, rà soát lại toàn bộ các quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết, rà soát toàn bộ các đồ án quy hoạch, dự án xây dựng (các đồ án quy hoạch, dự án đã thực hiện, đang thực hiện, chưa thực hiện). Điều chỉnh các quy hoạch nông thôn

mới cho phù hợp với định hướng phát triển huyện thành quận. Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện Hoài Đức. Cần rà soát lại quy hoạch nhằm khắc phục tình trạng chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa khoa học và còn mang tính chất chủ quan, cục bộ, khép kín trong khu vưc địa bàn dẫn đến chồng chéo và dàn trải trong đầu tư.

Các quy hoạch đô thị cần đảm bảo yêu cầu: đô thị xanh, hiện đại, đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội (mạng lưới y tế, giáo dục, hành chính, văn hóa, công viên, vv…), đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, trong đó hết sức chú ý đảm bảo sự đồng bộ về quy hoạch cốt nền, đấu nối giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc; quản lý nghĩa trang (vận động nhân dân dừng hung táng, khoanh vùng quản lý, khuyến khích di dời về các nghĩa trang tập trung); đồng bộ về hệ thống cơ sở thương mại, dịch vụ.

Trong thời gian tới cần rà soát hoàn chỉnh và triển khai quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức đảm bảo đồng bộ với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị của các quận, huyện lân cận, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo giữ gìn và phát huy các giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Đoài.

Trên cơ sở quy hoạch, các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn rà soát, đề xuất công tác quy hoạch các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông của huyện

Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ lập, duyệt và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch. Tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với việc công khai thực hiện các dự án quy hoạch; thường xuyên thanh tra, kiểm tra đối với các dự án quy hoạch trên địa bàn.

3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch, phân bổ và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dựng cơ bản gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, UBND huyện cần chỉ đạo các ngành, các cấp lập kế hoạch đầu

tư công trung hạn của các đơn vị để có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công của huyện. Việc lập kế hoạch đầu tư, phân bổ và quản lý vốn đầu tư phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Tiến hành rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn.

Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội trong bối cảnh mới (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)