7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030
Phát triển kinh tế - xã hội Hoài Đức phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 trên cơ sở có tính đến đặc thù riêng có của huyện và lợi thế so sánh với các vùng lân cận.
Xây dựng Quận Hoài Đức trở thành một trung tâm đô thị hiện đại của Thủ đô, là cửa ngõ lớn phía tây Thành phố. Lấy xây dựng đô thị, hạ tầng và phát triển dịch vụ đô thị là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Phát huy lợi thế về vị trí thuận lợi về giao thông, khả năng thu hút đầu tư để đẩy nhanh xây dựng hệ thống hạ tầng, lấy xây dựng phát triển đô thị làm khâu đột phá, lấy phát triển kinh tế, dịch vụ làm động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến năm 2030 Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị hiện đại của Thành phố, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường trong lành; có cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển toàn diện hệ thống giáo dục và dạy nghề, đầu tư phát triển đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội [49,tr 69].