Kết quả và nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội trong bối cảnh mới (Trang 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Kết quả và nguyên nhân của những kết quả đạt được

2.4.1.1. Kết quả đạt được

Công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của Huyện đã được tăng cường, từng bước đi vào nề nếp và thực hiện theo đúng quy định hiện hành từ lập kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn đầu tư; thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu và thanh, quyết toán công trình hoàn thành. Kế hoạch vốn đầu tư đã được kiểm soát tốt, các dự án đầu tư về cơ bản được thực hiện theo đúng mức vốn kế hoạch đã giao, góp phần hạn chế nợ đọng xây dựng cơ bản. Công tác kiểm tra, giám sát dự án được quan tâm, tăng cường. Nhờ đó, nhận thức và trách nhiệm của chủ đầu tư được nâng lên và trong những năm qua không có sai sót, vi phạm lớn trong việc thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN.

Đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đạt kết quả cao, tạo sự thay đổi rõ nét trên toàn huyện. Trong 5 năm, tổng số dự án đã đầu tư là trên 1.500 dự án với số vốn đầu tư đạt 3.690 tỷ đồng. Sau 5 năm tập trung cao điểm, huy động mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2017 huyện Hoài Đức đã được Thủ tướng chính phủ ra Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và là 1 trong 4 huyện đầu tiên của thủ đô Hà Nội được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện đang tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện Hoài Đức trở thành Quận vào năm 2020.

2.4.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

* Về cơ chế, chính sách của Nhà nước

Sự hoàn thiện và đầy đủ của hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và Thành phố Hà Nội là chỗ dựa vững chắc cho công tác quản lý đầu tư xây dựng của huyện Hoài Đức.

Hệ thống văn bản của Nhà nước và Thành phố Hà Nội là cơ sở thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Việc Quốc hội ban hành hệ thống các Luật (Luật đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật xây dựng, Luật đấu thầu…), Chính phủ ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các luật trên. Bên cạnh đó Chính phủ quan tâm quy hoạch của Thành phố Hà Nội như: Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1259/QĐ- TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;… đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư xây dựng của Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng trong thời gian qua.

Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để khuyến khích, ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ bản nhằm phát triển KT-XH cho thành phố nói chung và cho các huyện mới sát nhập về Hà Nội nói riêng như:

Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của HĐND thành phố Hà Nội về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016;

Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2016;

Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND

ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016;

Quyết định số 4157/QĐ-UBND ngày 21/9/2012 của của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 của HĐND Thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội

Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội 5 năm 2016-2020;

Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội và kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách thành phố hàng năm.... Đã tác động tích cực đến số lượng, chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn Huyện.

* Về việc quản lý quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư phát triển

Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của Thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã ban hành và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư XDCB đã bám sát các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch có tầm nhìn và tính khả thi hơn. Đến trước ngày 31/10 hàng năm các phòng, ngành và UBND xã, thị trấn đã chủ động trong việc lập kế hoạch đầu tư cho năm sau.

* Về công tác GPMB, tái định cư

- Cấp ủy, chính quyền huyện và các ngành tập trung tuyên truyền, vận động và công khai minh bạch chủ trương, chính sách, chế độ bồi thường cho người dân biết; chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng các khu tái định cư… để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng. [34]

* Về công tác quản lý dự án đầu tư XDCB

- UBND huyện đã tổ chức sẳp xếp lại bộ máy quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN theo hướng tập trung, chuyên môn hóa: thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện chuyên trách. Nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền; chất lượng phục vụ của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửá” và “Một cửa liên thông” có chuyển biến tốt. Ứng dụng tiến bộ khoá học trong quản lý đầu tư XDCB được quan tâm. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh.

- Đổi mới quá trình quản lý đầu tư XDCB từ việc ra chủ trương, đến lập dự án, triển khai xây dựng, quyết toán và thanh tra, kiểm tra được thực hiện thống nhất; đảm bảo chất lượng các nội dung tham mưu và giải quyết kịp thời các hồ sơ, thủ tục trong quy trình quản lý đầu tư XDCB… Nhờ vậy, hiệu quả của đầu tư được nâng lên.

* Thanh tra, kiểm tra đầu tư XDCB trên địa bàn huyện đã làm thay đổi nhất định nhận thức về quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN của các chủ đầu tư, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân có khuyết điểm, yếu kém trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. Góp phần nâng cao hiệu qua QLNN về đầu tư XDCB từ vốn NSNN.

* Về công tác cải cách hành chính

Những kết quả từ việc tăng cường, đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện đã tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý đầu tư XDCB của Huyện. Tăng cường, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát, giảm tối thiểu thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng, ban thuộc huyện và các xã, thị trấn trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án. Định hướng cho chủ đầu tư lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ năng lực tham gia các công việc của dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Hoài Đức.

Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, không thể phủ nhận việc quản lý đầu tư XDCB nguồn NSNN trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN còn bất cập: quy hoạch ngành còn thiếu hoặc đã quá cũ, lạc hậu; Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng quy hoạch thấp; Quy hoạch nông thôn mới phải điều chỉnh, bổ sung; quy hoạch không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây tốn kém, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải điều chỉnh lại. Quy hoạch đối với 19 xã đến đầu năm 2014 mới cơ bản hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, song lại tiếp tục phải điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch phân khu S2, S3, GS của Hà Nội mở rộng. Riêng thị trấn Trạm Trôi (trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của huyện) đến nay vẫn chưa hoàn thành quy hoạch thị trấn gắn với quy hoạch trung tâm hành chính huyện. Tuy nhiên nay lại tiếp tục điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tiêu chí phường, Quận thực hiện đề án xây dựng huyện trở thành quận vào năm 2020.

Nhận thức về vai trò của công tác quy hoạch chưa đồng nhất nên việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy hoạch ngành, vùng chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất nên xảy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, địa phương.

Một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chậm được bổ sung, điều chỉnh như: quy hoạch đường điện, viễn thông, cấp nước, thoát nước,… dẫn đến việc triển khai các dự án đầu tư cụ thể gặp nhiều khó khăn. Một số dự án đường giao thông trên địa bàn huyện chưa bàn giao, quyết toán công trình đã bị đào xới mặt đường, vỉa hè để triển khai dự án viễn thông, cấp nước, thoát nước; một số dự án xây dựng hạ tầng phải di chuyển đường điện, trạm biến áp gây lãng phí nguồn NSNN.

Hai là, việc lập kế hoạch và phân bổ vốn còn một số bất cập, chưa sát thực tiễn. Công tác kế hoạch hóa đầu tư là một khâu quan trọng của dự án nhưng nhiều

chủ đầu tư và các phòng, ban chuyên môn của Huyện, UBND các xã, thị trấn chưa thực sự nhận thức đầy đủ, vai trò của mình trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư nên nhiều danh mục dự án đề xuất chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt hoặc chưa bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Kế hoạch đầu tư được giao từ đầu năm, tuy nhiên trong năm còn phát sinh điều chỉnh tổng mức đầu tư gây khó khăn trong việc cân đối vốn đầu tư theo quy định; trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn còn phải điều chỉnh nhiều lần (kỳ họp HĐND huyện nào cũng điều chỉnh), số dự án mới bổ sung danh mục kế hoạch còn nhiều và còn hiện tượng dự án mới bổ sung được “ưu tiên” phân bổ vốn đầu tư trước các dự án đã có trong kế hoạch.

Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện từ nguồn thu về đất là chủ yếu, trong đó nguồn đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn, nhưng kết quả thực hiện thu đấu giá đạt thấp, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và tiến độ giải ngân theo kế hoạch.

Bảng 2.8. Thu ngân sách từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Hoài Đức giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % TH/KH

Năm 2014 350 202 57,1 % Năm 2015 450 252 56 % Năm 2016 500 293 58,6 % Năm 2017 500 333,4 66,7% Năm 2018 1.730 1.406 81,3% Tổng 3.530 2.486,4 70.4%

Nguồn: Tổng hợp trong Báo cáo của UBND huyện giai đoạn 2014 - 2018

Số liệu Bảng 2.9 cho thấy, so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao tăng nguồn thu ngân sách từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện

để xây dựng các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong giai đoạn 2014 - 2018; Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách nhà nước từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Hoài Đức trong giai đoạn này mới chỉ đạt 70,4 % dự toán kế hoạch HĐND huyện giao. Do đó cũng đã ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của huyện

Ba là, công tác tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư, quản lý chất

lượng các công trình còn nhiều hạn chế

Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn nể nang nhà thầu, công tác kiểm tra, giám sát thi công các công trình XDCB sử dụng vốn NSNN còn chưa thường xuyên.

Trong công tác giám sát thi công chủ đầu tư còn chưa đi sâu, đi sát để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những tồn tại trong quá trình thi công của nhà thầu và đôn đốc cán bộ giám sát bám hiện trường. Cán bộ giám sát chưa kiên quyết với những nhà thầu, vẫn thiếu nghiêm túc từ việc để vật tư không đúng chủng loại vào công trình, thi công. Vẫn còn tình trạng cán bộ giám sát ngại va chạm, không kiên quyết trong giám sát, trốn tránh trách nhiệm.

Chủ đầu tư chưa chú trọng kiểm tra đánh giá chất lượng công trình trước khi nhận bàn giao và xử lý trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình có lỗi kỹ thuật, dẫn đến sự chậm trễ trong khắc phục tồn tại các công trình, gây bức xúc cho các đơn vị thụ hưởng và nhân dân.

Tiến độ thi công của một số công trình chưa được nhà thầu thực hiện theo đúng yêu cầu kế hoạch. Do vậy, một số dự án bị chậm tiến độ nhưng chủ đầu tư không theo dõi, đôn đốc kịp thời làm giảm hiệu quả đầu tư như dự án đường Cầu khum – Đìa Sáo, dự án đường vành đai 3.5, đường đê Tả Đáy.

Một số chủ đầu tư chưa chấp hành tốt các quy định về quản lý vốn đầu tư, việc thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm, báo cáo quyết toán của nhiều chủ đầu tư với cơ quan quản lý còn chưa đầy đủ, kịp thời. Chất lượng báo cáo của nhiều chủ đầu tư còn sơ sài, mang tính hình thức.

Bảng 2.9: Một số dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách cấp Huyện chậm nộp Báo cáo quyết toán

Ngày Số tháng chậm

Danh mục tháng năm Tổng mức Vốn đầu tư

quyết toán so công trình đưa vào sử đầu tư đã thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội trong bối cảnh mới (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)