7. Kết cấu của luận văn
1.3. Những nội dung phát triển nguồn nhân lực
1.3.1. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, nâng cao trí lực (tri thức). Phát triển năng lực trí lực là quá trình nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sức sáng tạo và kỹ năng, kỹ xảo của người lao động trong hoạt động thực tiễn. Quá trình này chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó giáo dục – đào tạo giữ vai trò quyết định, vì nó là sản phẩm của giáo dục – đào tạo. Do vậy, trong thời đại ngày nay cùng với việc xem xét con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất thì giáo dục – đào tạo đều được các quốc gia đặt ở vị trí số một trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. Đối với các quốc gia có lợi thế về nguồn lực con người, trong khi nguồn lực vật chất và tài chính còn hạn hẹp, chẳng hạn như Việt Nam, thì phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu, bên cạnh phát triển sự nghiệp khoa học công nghệ.
Nâng cao trí lực bao gồm: nâng cao trình độ văn hóa, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đây là bộ phận quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Các nước phát triển đang đi đầu trong việc nâng cao trí lực. Theo thông kê của Liên Hiệp Quốc, có tới 80% số phát minh công nghệ, xuất bản về khoa học công nghệ là từ các nước công nghiệp. Như vậy, cách tốt nhất cho các nước đang phát triển muốn CNH thành công thì phải tìm cách nâng cao trí lực và tiếp cận tri thức thế giới từ bên ngoài, tức là phải có chiến lược phát triển giáo duc – đào tạo hợp lý. Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến giáo dục – đào tạo nâng cao trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của con người. Sau đó họ mới có khả
năng tham gia vào các chương trình đào tạo về quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng lao động có kỹ thuật, có khả năng sáng tạo trong ngành công nghiệp.
Thứ hai, nâng cao thể lực. Phát triển thể lực là gia tăng chiều cao cân nặng tuổi thọ và độ giẻo dai của thần kinh cơ bắp. Vấn đề này phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, giống nòi, thu nhập và cách thức phân bổ chi tiêu, môi trường, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ ngơi, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao...). Do đó, ngoài yếu tố giống nòi thì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này chỉ có thể được cải thiện trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội. Thân thể cường tráng thì tinh thần mới sảng khoái, mới có thể tiếp thu kiến thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ tốt và cuối cùng là lao động có hiệu quả cao. Bởi vậy, phải làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. Đây là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ ba, nâng cao phẩm chất đạo đức tư tưởng tác phong làm việc. Cùng với sự phát triển trí lực và thể lực là việc nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng tác phong làm việc của nguồn nhân lực. Sự phát triển yếu tố văn hóa tinh thần như tính tích cực dám nghĩ, dám làm, đạo đức tác phong lối sống... trong mỗi con người lao động. Đó là quá trình nâng cao trình độ nhận thức, các giá trị cuộc sống, tinh thần và trách nhiệm, khả năng hòa hợp với cộng đồng, đấu tranh với các tệ nạn xã hội để xây dựng lối sống lành mạnh và hình thành tác phong lao động công nghiệp. Thực chất là quá trình phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Song song với tri thức và kỹ thuật nghề nghiệp, nền tảng sản xuất hậu công nghiệp đòi hỏi con người phải có tính tự giác, tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tác phong công nghiệp mới mang lại hiệu suất trong lao động. Đó chính là thể hiện phẩm chất đạo đức, tư tưởng của người lao động trong thời đại mới. Do đó tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức của người lao động phải có tính tự giác, tính cộng đồng
phẩm chất đạo đức, nền tảng giáo dục – đào tạo phải tiến hành trang bị đồng thời các nội dung về tri thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức. Trong đó đặc biệt chú ý đến giáo dục đạo đức vì “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Giáo dục đạo đức là trang bị cho con người nhân sinh quan cuộc sống; về cái chân – thiện – mỹ; về tình yêu quê hương đất nước; về tinh thần trách nhiệm cá nhân với quá khứ, hiện tại và tương lai; về sự bảo về và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, về tinh thần hợp tác trong cộng đồng và trên thế giới.
1.3.2. Phát triển số lượng nguồn nhân lực
Về phương diện phát triển số lượng nguồn nhân lực của một quốc gia đang phát triển, điều đầu tiên là phải xác định tỷ lệ tăng dân số hợp lý, bền vững để giảm đốc độ phát triển về số lượng nguồn nhân lực và nhanh chóng tìm biện pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa. Cụ thể hơn, phát triển nguồn nhân lực về số lượng là phấn đấu đủ số lượng lao động kỹ thuật, có tay nghề phù hợp với trình độ, có kiến thức khoa học – kỹ thuật tương xứng với yêu cầu của các ngành kinh tế - kỹ thuật. Đây cũng là một mâu thuẫn cần giải quyết đối với nước ta, bởi vì nguồn nhân lực có tay nghề phù hợp đang có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu đặc biệt đối với các KCN, KCX hiện nay. Vì vậy, để phát triển đủ số lượng công nhân kỹ thuật cũng như đội ngũ chuyên viên kỹ thuật có tay nghề vững vàng, vừa hiểu chiều sâu, vừa biết chiều rộng đối với các KCN là vấn đề hết sức phức tạp.