Đơn vị tính: %
Trình độ học vấn 2015 2016 2017 2018 2019 2020*
Phổ thông 85,94 85,06 83,13 84,03 83,11 83,62
ĐH và sau ĐH 3,78 4,20 4,35 4,63 4,81 5,07
(* tính đến tháng 6/2020)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của tài liệu
Tuy nhiên các chỉ số trên vẫn thể hiện trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề của lao động ở mức thấp. Thể hiện chất lượng nguồn nhân lực tại các KCN còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu thu hút đầu tư và tiềm năng phát triển.
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các KCN: thời gian ban đầu, các doanh nghiệp trong KCN thường dùng các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử, chủ yếu là gia công. Càng về sau, khi độ an toàn đầu tư cho phép, các nhà đầu tư nâng trình độ công nghệ lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao thể hiện qua những dây chuyền sản xuất sản phẩm như linh kiện máy tính, ô tô, cáp điện, linh kiện điện – điện tử, ... Ngoài ra, một số nhà đầu tư bắt đầu đi vào công nghệ của nền kinh tế tri thức như thiết kế sản xuất con chíp, phần mềm điện toán, ...
Hàng năm các doanh nghiệp tại các KCN đã bổ sung một lực lượng lớn cán bộ, công nhân đã qua đào tạo tại các trường đại học, trường dạy nghề, cùng với sự tích cực tham gia phong trào rèn luyện tay nghề, tích cực sáng tạo trong lao động, một bộ phận công nhân đã thích ứng khá tốt trong việc vận hành máy móc, dây chuyền, thiết bị mới...phần nào đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trong những năm tới, tại các KCN phải đặt ra chỉ tiêu số cán bộ công chức, lao động tại các KCN có trình độ từ đại học trở lên phải đạt được khoảng 10%, lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật làm trong các KCN phải đạt gần 50 % trong tổng số lao động. Để làm được điều này, tại các KCN cần phải có những giải pháp và chính sách để thu hút nhân tài, chất xám nguồn nhân lực.
- Tính kỷ luật, ý thức của lao động trong các KCN: Thực tiễn hoạt động của các KCN chứng minh rằng đại bộ phận người lao động của ta hiện nay chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động hầu như chưa được trang
bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém, hiểu biết kiến thức về luật pháp chưa cao, nên trong thực tế đã xảy ra không ít những vụ tranh chấp lao động, xô xát, hành hung giữa những người lao động với nhau. Họ luôn xem bản thân là những người đi làm thuê cho các “ông chủ”, do đó thiệt hại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất ngoài nguyên nhân khách quan thì chủ yếu người lao động vẫn còn xem việc đó không ảnh hưởng đến lợi ích riêng của bản thân. Điều này dẫn đến họ không có ý thức tốt trong việc bảo quản các dụng cụ làm việc, tìm mọi cách để tiết kiệm hao phí lao động, nâng cao năng suất lao động mà chủ yếu làm rập khuôn theo những gì đã có. Chưa kể đến việc bớt xén thời gian lao động (dù bị kiểm tra gắt gao) như trong lúc đi vệ sinh.
Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực của các KCN tỉnh Đồng Nai còn nhiều bất cập. Tính chất lao động trong các KCN là lao động đa ngành, đa lĩnh vực, việc đào tạo ngành chuyên sâu là cần thiết nhưng khó đáp ứng trước sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và nhu cầu đa dạng của người sử dụng lao động là các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tiễn đòi hỏi phải có những giải pháp để phát triển.
2.2.1.3. Về tình hình đào tạo nghề cho các KCN
Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của người lao động cũng như thực tế sản xuất kinh doanh. Ngoài các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao, các ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển mạnh như: kỹ thuật máy tính, lập trình hệ thống, thiết kế đồ họa trên máy vi tính (CAD), cơ điện tử - điều khiển tự động – cơ khí chính xác, nghiệp vụ tài xế taxi (ngoài kỹ năng lái xe), thiết kế thời trang, bán hàng, kỹ thuật đàm phán hợp đồng, thẩm mỹ, các dịch vụ du lịch, làm vườn, cây cảnh, kỹ thuật chất dẻo, kiểm tra chất lượng thực phẩm, sửa chữa thiết bị viễn thông, quản lý nhà cao tầng, v.v...
việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm), nhiều hình thức đào tạo mới được tổ chức:
- Đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc muốn nâng cao tay nghề; người lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo tại xí nghiệp đối với công nhân do xí nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng.
- Đào tạo có địa chỉ: cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp.
- Bồi dưỡng nâng bậc thợ: các cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân.
- Đào tạo theo chế độ mô – đun và liên thông giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn. - Đào tạo bổ sung tay nghề thực hành cho học sinh tốt nghiệp trung cấp để lấy bằng công nhân kỹ thuật.
- Đào tạo theo phương thức hợp đồng sử dụng bản quyền về chương trình kiểm tra đánh giá và cấp bằng nước ngoài.
2.2.1.4. Chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động trong các KCN
Về lương người lao động:
Đối với người lao động sau khi có việc làm ổn định thì thu nhập là yếu tố rất quan trọng, luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Lương cơ bản bình quân của lao động phổ thông ngành may mặc từ 4 triệu đồng đến 7 triệu /tháng từ 6 tháng đến 1 năm đầu mới vào làm việc. Ngành điện tử có cao hơn 9.300.000đồng/tháng. Đối với khối lao động văn phòng mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, thu nhập bình quân của lao động trong các KCN có xu hướng tăng: năm 2012 là 6.000.000 đồng/tháng; 2106 là 9.125.000 đồng/ tháng; năm 2020 là 11.875.000 đồng/tháng [15]
Ngoài mức lương cơ bản, đa số trong các doanh nghiệp người lao động còn được tiền thưởng, phụ cấp nhà trọ, cơm trưa và các chế độ phụ cấp khác. Căn cứ
vào hiệu quả lao động, trong các dịp lễ, tết, người lao động còn được các doanh nghiệp có chế độ khen thưởng. Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ nhiều năm qua đến nay, mức thu nhập bình quân của người lao động vẫn không thay đổi nhiều và đó là mức thu nhập thấp so với tình hình giá cả hiện nay. Trong khi đó, phần lớn lao động làm việc trong các KCN đến từ các địa phương khác nên ngoài việc chi tiêu hàng ngày họ còn có nghĩa vụ trợ giúp gia đình. Hơn nữa tại các địa phương khác trên cả nước ngày càng có nhiều KCN mọc lên thu hút lao động cạnh tranh với các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và KCN tỉnh Đồng Nai nói riêng; việc đi lại của họ cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế xảy ra tình trạng không còn hấp dẫn lao động ở các tỉnh và là một trong những nguyên nhân khiến những năm qua các doanh nghiệp trong các KCN gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng.
Về việc chấp hành quy định về lao động của doanh nghiệp:
Môi trường lao động và an toàn lao động tại các KCN. Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Ngược lại, người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện tốt các quy định về kiểm định, đăng ký sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thành lập các cơ sở y tế tại các doanh nghiệp để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho công nhân. Các doanh nghiệp cũng đã trang bị tương đối đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân, tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân đang làm việc. Từng bước môi trường lao động, sức khỏe công nhân được cải thiện. Công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ được thực hiện thường xuyên.
Số lao động được ký hợp đồng lao động là 113.040 người, chiếm tỷ lệ 97% tổng số lao động. Trong đó, số lao động hợp đồng từ 1 – 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (60,08%) (bảng 2.4) Bảng 2.4: Hình thức hợp đồng LĐ tại các KCN tính đến 6/2020 HĐLĐ Tổng số LĐ Tỷ lệ (%) Dưới 1 năm 18.510 10,11 Từ 1 – 3 năm 109.976 60,08 Không thời hạn 54.554 29,81 Tổng cộng 183.040 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu của tài liệu [15]
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là 168.529 người, chiếm tỷ lệ 89,3%; số lao động được đăng ký cấp sổ lao động là 65.210 người, chiếm tỷ lệ 15,64%. Ngoài ra, trong năm 2020 có thêm 53 doanh nghiệp có nội quy lao động, nâng tổng số nội quy lao động lên 542; có thêm 13 thỏa ước lao động tập thể được ký kết, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể được ký kết lên 173; có 457 doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương (chiếm 56,91% doanh nghiệp hoạt động) (Bảng 2.5)
Tuy nhiên, thực tế ở một số doanh nghiệp nước ngoài trong KCN tỷ lệ lao động được hưởng các chính sách này còn thấp, đây cũng là hiện tượng chung của các doanh nghiệp nước ngoài trên phạm vi cả nước. Có các doanh nghiệp ở KCX, KCN có khấu trừ 5% lương của người lao động nhưng lại không đóng BHXH cho cơ quan BHXH. Đây cũng là một vấn đề mà các cơ quan chức năng phải thanh kiểm tra, các tổ chức chính trị xã hội phải đấu tranh đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Tuy nhiên, một phần do ý thức làm việc của người lao động chưa cao, thao tác chưa đúng quy trình nên trong những năm qua cũng đã xảy ra một số vụ tai nạn đáng tiếc. Năm 2014 xảy ra 02 vụ tai nạn chết người; 2015 là 04 vụ; năm 2016 là 5 vụ; 2018 chỉ xảy ra các vụ tai nạn lao động nhẹ (831 vụ); và đến tháng 6/2020 đã có 112 vụ tai nạn lao động xảy ra với tổng số tiền thanh toán cho các tai nạn này là
1,157 tỷ đồng [15]. Các doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động như chi phí y tế, tiền lương, bồi thường hoặc trợ cấp đầy đủ trong các ngày chữa bệnh. Riêng đối với các trường hợp chết người đã giải quyết đầy đủ chế độ cho nạn nhân, gia đình theo đúng quy định của pháp luật nên chưa xảy ra trường hợp khiếu nại nào.
2.2.1.5. Về văn hóa tinh thần của người lao động
H Hàng năm, Ban quản lý, tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên tổ chức xe đưa những công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn tết, thăm và tặng quà cho công nhân vào dịp tết cổ truyền của dân tộc. Ngoài ra, ban quản lý còn tích cực chủ động phối hợp với Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức trao học bổng giúp công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tham gia học văn hóa, tay nghề; thường xuyên tổ chức thăm và tặng tivi cho công nhân ở các khu nhà trọ; vận động các nhà tài trợ trang bị tủ sách với hơn 25.000 đầu sách; cung cấp mỗi ngày trên 300 tờ báo Người lao động cho các doanh nghiệp. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi tìm hiểu pháp luật, tay nghề được Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người lao động. Những kết quả đó đã đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận công nhân lao động, góp phần vào sự ổn định và phát triển sản xuất.
Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động diễn ra chủ yếu là ở địa bàn cư trú nhưng do thu nhập thấp, điều kiện và thời gian làm việc căng thẳng nên phần đông công nhân lao động sau giờ làm việc họ ở nhà nghỉ ngơi, ít có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham quan du lịch, ... nếu họ phải bỏ chi phí (dù chỉ là một phần).
Một số doanh nghiệp có quan tâm và tạo điều kiện cho công nhân đi tham quan nghỉ mát hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong ngày thành lập doanh nghiệp nhưng đây chỉ là số ít, còn khá nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mà chưa nhận thấy sự cần thiết và trách nhiệm trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, từ đó chưa giành thời
Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tuy được Công đoàn và Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức nhưng những hoạt động đó chủ yếu diễn ra vào các dịp lễ nghỉ, chưa trở thành hoạt động thường xuyên. Bên cạnh đó, khả năng tổ chức sinh hoạt, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu văn hóa và tinh thần cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nội dung hoạt động văn hóa văn nghệ còn rất đơn điệu cả về hình thức lẫn nội dung nên chưa thu hút được công nhân lao động tham gia. Điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư đúng mức của tỉnh và cần phải có sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội vì nếu đời sống văn hóa tinh thần thấp sẽ là nguyên nhân cho những yếu tố tiêu cực khác có thể phát sinh và đó chính là những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng phát triển đội ngũ công nhân lao động.
2.2.2. Đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực KCN huyện Nhơn Trạch2.2.2.1. Những mặt đạt được 2.2.2.1. Những mặt đạt được
Tính đến tháng 6/2020 các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã thu hút 197.725 lao động với 803 doanh nghiệp, nét tiêu biểu nhất của thực trạng cung cầu lao động trong các KCN là tốc độ tăng khá cao.
Bảng 2.5 Tỷ lệ gia tăng lao động và tỷ lệ lao động nữ trong các KCN
Năm Tổng số lao động (người)
Tỷ lệ gia tăng so với năm trước (%)
Lao động nữ (người) Tỷ lệ (%) 2015 98.855 25,67 64.255 65,0 2016 114.846 16,17 71.893 62,6 2017 134.392 17,02 84.667 63,0 2018 161.095 19,87 100.684 62,5 2019 186.012 15,46 107.887 58,0 2020 * 197.725 6,29 116.371 58,9
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai (* tính đến 6/2020)
Qua số liệu trên cho thấy rằng lực lượng lao động hiện diện bình quân hàng năm tại các KCN là rất lớn, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2015- 2020 là
18,83%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm khá cao trong tổng số lao động. Từ khi thành lập