Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho các KCN của một số nước

1.4.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Đối với Malaysia, các giải pháp để cung ứng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp là:

- Thành lập Bộ nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực. Bộ nguồn nhân lực có vai trò: cập nhật và triển khai các chính sách về lao động, phát triển nguồn nhân lực, an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động, quản lý và giải quyết tranh chấp lao động, quản lý các quan hệ quốc tế trong lao động, hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực, phân tích chính sách thị trường lao động, tạo cơ hội việc làm cho người lao động, cập nhật và triển khai chính sách đào tạo nghề trong

nước, phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, cập nhật và triển khai chính sách về an sinh xã hội.

- Phát triển hệ thống cung ứng lao động, nâng cao vai trò các hoạt động của hệ thống các đơn vị giới thiệu việc làm của Nhà nước và của tư nhân để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu lao động.

Tóm lại, Thành công của các nước công nghiệp mới ở Châu Á đề cập ở trên cho thấy, dù tài nguyên không nhiều, dân số lại đông, để giảm sức ép giành lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước, họ đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Mục tiêu giáo dục và đầu tư cho giáo dục của họ được xác định rất rõ là đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu và sử dụng tốt các loại hình công nghệ tiên tiến là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nguồn nhân lực được đào tạo tốt chính là những điều kiện để khai thác có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ, tạo lợi thế phát triển những ngành kinh tế kỹ thuật cao. Nghĩa là phải trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đủ sức tham gia vào nền sản xuất xã hội với công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)