7. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp
Huy động các chuyên gia của các doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành cơ bản, hướng dẫn thực tập sản xuất và tham gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp cuối khóa cho học sinh, sinh viên;
Các doanh nghiệp tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh, sinh viên thực tập, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý học sinh, sinh viên tham quan thực tế, kiến tập tại cơ sở;
Các doanh nghiệp tiếp nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp tham gia hướng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn ngành học tại các cơ sở đào tạo.
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho các KCN nói riêng tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên do nhiều tác động của nhiều yết tố khác nhau như chính sách, chế độ giáo dục- đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động, chính sách tiền công lao động, quá trình đô thị hóa và hiện tượng di dân, cho nên sự phát triển nguồn nhân lực mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ ban đầu nhưng chưa đáp ứng được tốc độ phát triển các KCN của tỉnh hiện tại và tương lai.
Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với mọi quốc gia. Chỉ trên nền tảng và tiền đề nguồn nhân lực có chất lượng mới có thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay và trong thời gian tới, đưa kinh tế tỉnh và công nghiệp của tỉnh nói riêng phát triển vững chắc trên chính đôi chân của mình.
Các giải pháp ở Chương 3 tập trung vào các vấn đề nổi cộm của việc phát triển nguồn nhân lực cho các KCN với mục đích là làm sao chúng ta phải luôn ở thế chủ động về nội lực (nguồn nhân lực là quan trọng nhất). Chương này đã đưa ra phương hướng, mục tiêu và các giải pháp cần thực hiện như giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quản lý nguồn nhân lực cho các KCN đảm bảo đủ số lượng; giải pháp về thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; giải pháp về đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực; giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội KCN; giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. Toàn bộ hệ thống giải pháp trên nhằm phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho các KCN tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Như vậy qua nghiên cứu khái niệm, nội dung phát triển nguồn nhân lực cho các KCN, luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các KCN của tỉnh trong thời gian qua, từ đó cho thấy rằng phát triển nguồn nhân lực đối với các KCN cũng như đối với tỉnh là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Bởi vì thông qua đó để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Với việc phân tích tình hình phát triển nguồn nhân lực cho KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đánh giá được những hạn chế của vấn đề này mặc dù chưa thật đầy đủ như mong muốn do một số vướng mắc trong việc thu thập và tiếp cận số liệu, luận văn đã cho một cái nhìn khái quát về vấn đề nhân lực cho KCN, giúp nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho các KCN của tỉnh để thực sự đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước đưa Đồng Nai phát triển kinh tế một cách bền vững.
Để các KCN tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh và phát huy vai trò của mình, tỉnh cũng như Ban quản lý cần quan tâm đến những giải pháp vừa mang tính trước mắt cũng như lâu dài nhằm phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ. Với những giải pháp đó, luận văn hy vọng góp phần tháo gỡ phần nào những vướng mắc trong quá trình thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực cho các KCN, tạo ra những đột phá mới và phát huy hơn nữa những đóng góp của KCN trong phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai trong thời gian tới.
Đề tài luận văn tác giả nghiên cứu không mới, nhưng là những nội dung được sự quan tâm của nhiều người ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để những nghiên cứu kế tiếp được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban kinh tế trung ương, Tạp chí cộng sản, UBND tỉnh Đồng Nai (2004), Phát triển các KCX, KCN ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đồng Nai 2004.
3. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. TSKH Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Văn Đức (1993), Mấy suy nghĩ về vai trò nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH. Tạp chí Triết học, số 1-1993
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993),Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ tư, Khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Những giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Đồng Nai”, tháng 11/2004
10. Trần văn Lợi, Một số vấn đề rút ra từ thực tế phát triển KCN tỉnh Đồng Nai thời gian qua, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2004.
11. TS. Trương Thị Minh Sâm, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2003.
12. Phạm Thăng (2006), Mười lăm năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, Tạp chí cộng sản số 112/2006
13. Tỉnh ủy Đồng Nai, (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa XI nhiệm kỳ 2015 - 2020.
14. UBND tỉnh Đồng Nai (2020), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai năm 2019,
15. UBND tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tổng kết tình hình lao động và thực hiện luật lao động 6 tháng đầu năm 2020, Ban quản lý các KCN Đồng Nai
16. UBND tỉnh Đồng Nai, Báo cáo của Ban quản lý các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019
17. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996 18. V.I.Lênnin, Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, M, 1977
19. TS. Đỗ Minh Vương (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
20. Trung tâm thông tin Bộ La động TBXH, (2004), Lao động – việc làm ở Việt Nam 1996-2003, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
21. Nguyễn Duy Dũng, (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực- Kinh nghiệm Nhật bản, Hàn quốc và những gợi ý cho Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.