7. Kết cấu của luận văn
2.2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn huyện
2.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Hiện nay việc phát triển nguồn nhân lực cho các KCN huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai còn nhiều bất cập do những hạn chế sau:
- Về công tác tuyển dụng lao động công nhân trong một vài năm qua gặp nhiều khó khăn phần nào làm hạn chế tính chủ động của các doanh nghiệp. Theo số liệu cho thấy lực lượng lao động này chủ yếu được tuyển dụng gián tiếp (doanh nghiệp không trực tiếp đứng ra sát hạch tay nghề) do đó một nghịch lý thường xảy ra là sau khi được tuyển dụng vào làm việc, đội ngũ này tỏ ra nhiều yếu kém về tay nghề buộc doanh nghiệp phải tốn một khoản chi phí đào tạo lại, làm cho doanh nghiệp không tin tưởng vào khả năng thực sự của người lao động và dĩ nhiên họ cũng không dám mạo hiểm đầu tư vào những ngành sử dụng công cụ tinh vi nhiều. Hơn nữa số lượng lao động cung ứng cho các doanh nghiệp chưa đảm bảo nhu cầu
doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Nguyên nhân chính là do nguồn cung ứng lao động cho các KCN thiếu nghiêm trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay tỉnh nào trên cả nước cũng có các KCN, sau tết nguyên đán là các DN trong các KCN của tỉnh Đồng Nai nói riêng và các KCN trong các tỉnh phía Nam nói chung đều thiếu lao động nghiêm trọng.
- Nhu cầu lao động công nghiệp tăng nhanh dẫn đến sự chuyển dịch dân cư, dân số cơ học tăng nhanh. Nguồn lao động cung cấp cho các KCN hiện nay chủ yếu là từ các địa phương khác trong cả nước đến, tập trung trong một địa bàn hẹp gây ra những áp lực lớn về chỗ ở, điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe...
- Trình độ lành nghề của người lao động thấp vì vậy tiềm ẩn thất nghiệp cao. Đặc biệt trong thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão ngày nay thì những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao lại là những ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, yêu cầu người lao động phải có một trình độ lành nghề, có chuyên môn, điều này đặt ra những thách thức lớn cho lực lượng lao động hiện có. Dù lao động chuyên môn lành nghề ở các KCN còn thiếu với số lượng rất lớn, hàng năm số lao động được đào tạo nghề tăng rất nhiều nhưng các doanh nghiệp tại các KCN vẫn không tuyển được lao động. Vì chất lượng của lao động được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng nhân lực theo yêu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị quản lý của doanh nghiệp. Chất lượng đào tạo chưa thật sự đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Các cán bộ quản lý tổ chức giỏi, các chuyên viên ở những ngành mũi nhọn và các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực còn rất thiếu.
- Mặc dù tại Đồng Nai hiện có 5 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp kỹ thuật và 27 trung tâm dạy nghề đây là một con số không nhỏ trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng những trường và trung tâm thực sự có chất lượng trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cao cấp thì rất ít. Việc đào tạo những công nhân có tay nghề cao chủ yếu chỉ cóp nhặt, chắp vá từ những lao động phổ thông được các doanh nghiệp cho đi bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ.
Một số trường, trung tâm dạy nghề không đáp ứng được mặt bằng kỹ thuật hiện đại, không theo kịp tiến độ phát triển công nghệ cao của thế giới.
Một số trung tâm dạy nghề chủ yếu thu hút tìm học viên bằng mọi cách, coi đó như một nguồn kinh doanh chủ yếu để kiếm lời chứ không phải xuất phát từ nhu cầu phục vụ công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN của tỉnh Đồng Nai. Tình trạng đó vẫn tồn tại nhưng chưa được khắc phục triệt để. Công tác quy hoạch phát triển các trường đào tạo nghề tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn tình trạng manh mún hoặc đóng kín cục bộ trong đào tạo.
Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề còn hạn chế và dàn trải. Nhiều cơ sở vẫn trong tình trạng tạm bợ, phòng học bàn ghế thiếu thốn, điều kiện ăn ở của học sinh và điều kiện làm việc của giáo viên còn khó khăn.
- Do yêu cầu phải thu hút lao động, giải quyết nhu cầu phát triển trước mắt nên nhiều doanh nghiệp tại các KCN không đặt ra tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe về tuyển dụng lao động dẫn đến chất lượng lao động không đồng đều, năng suất lao động thấp.
- Hoạt động giáo dục - đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các KCN và của tỉnh Đồng Nai. Đó là những hạn chế trong việc thực hiện nội dung, chương trình và phương pháp dạy và học. Còn nhiều bất hợp lý giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Việc đào tạo chưa gắn với việc quy hoạch, sử dụng nguồn nhân lực tại Đồng Nai cũng như các KCN. Phương pháp dạy học của một số nơi còn lạc hậu, hiệu quả đào tạo không cao.
Các trường và cơ sở dạy nghề vẫn còn thiếu đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm để có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệm CNH, HĐH. Trình độ văn hóa của học viên tại các cơ sở dạy nghề không đều, đa số rất thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.
gian đào tạo nghề quá ngắn chỉ đủ kiến thức cơ bản, thiếu thời gian rèn luyện tay nghề cho học viên thành thạo với nghề. Ngoài ra, chương trình đào tạo cho mỗi ngành nghề cũng chưa thật sự thống nhất giữa các đơn vị, đôi khi không có sự gắn kết giữa nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại các KCN với các cơ sở dạy nghề.
- Đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, vật chất, tinh thần của đa số người lao động ở các KCN còn khó khăn, thu nhập thấp đã ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe, năng suất lao động và hiệu quả làm việc.
- Trình độ lao động trong các KCN không đồng đều, đa số đều xuất phát từ nông nghiệp, chưa quen kỷ luật, quy tắc tác phong công nghiệp dẫn đến một số lao động về ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao. Tình trạng tai nạn lao động, tình trạng tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, tình hình khiếu nại, tố cáo... còn diễn ra phức tạp, đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ đình công với số lượng người tham gia lớn gây hậu quả không nhỏ.
- Một số doanh nghiệp tại các KCN nhất là các doanh nghiệp trong nước còn lạc hậu về công nghệ, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm thấp làm cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động kỹ thuật cao còn diễn ra chậm chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của các KCN.
- Việc chỉ đạo của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và các cơ sở đào tạo nghề trong việc khai thác, huy động các nguồn nhân lực cho các KCN còn yếu. Công tác kiểm tra, quản lý đối với hoạt động đào tạo, dạy nghề của các doanh nghiệp, công ty trong KCN còn lỏng lẻo và chưa được quan tâm đúng mức.
- Sự phối hợp giữa các sở, ngành để xử lý các công việc liên quan người lao động tại các KCN vẫn còn tình trạng thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm cho cấp trên. Việc chấp hành quy chế làm việc, báo cáo, duy trì trật tự kỷ cương hành chính chưa thực hiện nghiêm túc và biện pháp chấn chỉnh chưa kiên quyết.