Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho các KCN huyện Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn huyện

2.2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho các KCN huyện Nhơn

2.2.1.1. Sự phát triển về số lượng lao động

Từ khi thành lập đến nay, thu hút và nhu cầu sử dụng lao động tại các khu công nghiệp là rất lớn. Tình hình sử dụng và nhu cầu lao động hàng năm tại các KCN Đồng Nai là rất lớn, nếu như năm 2012 chỉ cần 62.696 lao động, đến năm 2019 số lao động sử dụng đã là 188.718 lao động, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm từ 2012 - 2019 trên 21 %, trong đó lao động nữ chiếm 63,78 % trong tổng số lao động. Lao động người Đồng Nai chỉ chiếm tỷ lệ bình quân hàng năm khoảng 8,01 % trong

các KCN tỉnh Đồng Nai là rất lớn (gần 90 %). Do đó, để đáp ứng được nguồn nhân lực cho các KCN hàng năm, ngoài nguồn nhân lực sẵn có tại Đồng Nai, thu hút nguồn nhân lực bên ngoài tỉnh là một yêu cầu rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Bảng số liệu dưới đây chứng minh điều đó.

Bảng 2.1: Số lượng LĐ tại các KCN giai đoạn 2012 – 2019

Năm Tổng số (người) Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) LĐ nữ (người) Tỷ lệ LĐ nữ/ Tổng số LĐ (%) người Đồng Nai (người) Tỷ lệ LĐ Đồng Nai/ Tổng số LĐ (%) 2012 62.696 63,0 42.178 67,2 5.123 8,2 2013 78.658 25,45 52.926 67,3 4.869 6,2 2014 98.855 25,67 64.255 65,0 9.326 9,4 2015 114.846 16,17 71.893 62,6 10.326 9,0 2016 137.236 19,49 86.410 63,0 9.808 7,1 2017 151.635 10,49 92.805 61,2 11.983 7,9 2018 163.217 7,64 101.684 62,3 13.594 8,3 2019 188.718 15,62 116.154 61,55 15.141 8,0

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động các KCN qua các năm (từ 2012 đến 2019) - BQL các KCN Đồng Nai

Nét đặc trưng của lao động trong KCN là lao động nữ chiếm tỷ trọng rất cao. Trong tổng số lao động trong các KCN của tỉnh, 90% lao động có độ tuổi từ 18 đến 35, nữ chiếm trên 60 % tính chung cho cả thời kỳ. Nguyên nhân tỷ trọng lao động nữ cao là vì các dự án trong KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến như dệt may, giầy dép, lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác, tức là những ngành đòi hỏi sự tỷ mỉ, nhẫn nại do đó phù hợp nhiều hơn với lao động nữ. Còn nguyên nhân tỷ lệ lao động có độ tuổi tương đối trẻ trong các KCN là do

thế các nhà đầu tư nước ngoài muốn sử dụng các lao động trẻ vừa có sức khỏe, vừa có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật mới đồng thời sau khi được đào tạo tại doanh nghiệp, lao động trẻ có thời gian lao động lâu hơn cho doanh nghiệp mình.

Mặc dù Việt Nam có ưu thế về lao động dồi dào, giá rẻ nhưng trên thực tế nhu cầu đáp ứng lao động cho các KCN nói chung và các KCN tỉnh Đồng Nai nói chung hiện đang là vấn đề nghiêm trọng. Trước hết là thiếu trầm trọng về số lượng lao động công nhân một khi yêu cầu mở rộng, phát triển các KCN thì sự thiếu hụt này ngày càng lớn. Ngoài lao động công nhân (giản đơn và cả kỹ thuật) chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN hiện nay.

Đến tháng 6/2020, toàn tỉnh Đồng Nai có 10 KCN đi vào hoạt động với 803 doanh nghiệp, sử dụng 197.725 lao động (tăng 4,77 lần so với cuối năm 2019). Trong đó 58,85 là lao động nữ và lao động người Đồng Nai chỉ chiếm 8,17 %. Tỷ lệ tăng giảm lao động so với năm trước trong các KCN không đều nhau. Những KCN mới đưa vào hoạt động thu hút và sử dụng ít lao động nhưng có tỷ lệ lao động tăng cao.

Bảng 2.2: Số lượng lao động được sử dụng tại các KCN tính đến tháng 6/2020

ST

T Khu Công Nghiệp Số DN Tổng số LĐ (người) Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) Lao động nữ (người) Tỷ lệ LĐ nữ/ Tổng số LĐ (%) Lao động người Đồng Nai (người) Tỷ lệ LĐ ngườ i Đồn g Nai/ Tổng số LĐ (%)

1 KCN Nhơn Trạch 1 55 7.231 1,30 4.379 60,55 799 11,5 0 2 KCN Nhơn Trạch 2 19 3.134 8,55 1.585 50,57 529 16,8 8 3 KCN Nhơn Trạch 2- Lộc Khang 151 45.678 -4,98 27.421 60,03 2.887 6,32 4 KCN Nhơn Trạch 2- Nhơn Phú 104 49.253 2,19 32.169 65,31 1.987 4,03 5 KCN Nhơn Trạch 3 19 876 59,85 270 30,82 65 7,42 6 KCN Nhơn Trạch 4 119 25.583 6,52 14.748 57,65 1.873 7,32 7 KCN Ông Kèo 4 85 553,8 5 50 58,82 27 31,7 6 8 KCN Dệ may Nhơn Trạch 15 7.328 -5,75 6.041 82,43 155 2,12 9 KCN Mỹ Phước 50 21.597 2,71 13.694 63,41 3.260 15,0 9 Tổng cộng 803 197.725 4,77 116.371 58,85 16.156 8,17

Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình LĐ và thực hiện luật LĐ 6 tháng đầu năm 2020 - BQL các KCN Đồng Nai

Dự báo nhu cầu lao động tăng thêm cho đến năm 2025 khoảng 60.000 người, nâng tổng số lao động trong các KCN huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai lên khoảng 247.000 người.

2.2.1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN huyện Nhơn Trạch

Số lượng lao động mặc dù tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng cho các doanh nghiệp trong các KCN, nguyên nhân sâu xa là do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng. Tình hình chung hiện nay, tuy với mức độ khác nhau, các ngành sản xuất đều “đói lao động đúng chuẩn”. Thực chất là tay nghề tạo

ra chưa bao quát hết nhu cầu, đồng thời kỹ năng được đào tạo có nhược điểm nổi bật là chưa theo kịp tiến độ kỹ thuật công nghệ của thế giới và rất yếu về thực hành. Hay nói cách khác, một số lao động lớn vừa dôi ra (thừa) nhưng lại thiếu do chất lượng của lực lượng này đang bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Chất lượng lao động là nhân tố mang tính quyết định, đột phá làm cho lao động có năng suất cao hơn, là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bởi vì trong nền kinh tế thị trường người ta quan tâm chủ yếu đến chất lượng chứ không phải là số lượng lao động. Thực tế hiện nay chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN. Các dự án đầu tư thu hút vào các KCN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công nhân có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt, song đa số các nơi chưa đáp ứng được. Để có nhìn nhận đầy đủ về thực trạng này, tác giả phân tích chất lượng nguồn nhân lực dưới các tiêu chí sau:

- Về trình độ học vấn: Các KCX, KCN đã từng bước góp phần nâng cao dân trí, người lao động trở nên năng động hơn, có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề, trình độ văn hóa, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Hiện nay, theo thống kê của Ban quản lý các KCN Đồng Nai trình độ học vấn và tay nghề của số cán bộ, công nhân làm việc tại các KCN đang có chiều hướng nâng lên, từng bước thích ứng với quá trình CNH, HĐH tại các KCN. Tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông có xu hướng giảm, thay vào đó là trình độ lao động từ trung cấp trở lên ngày càng tăng. Nếu như năm 2015, trình độ phổ thông chiếm 85,94%; trình độ trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng chiếm 10,28% và trình độ từ đại học trở lên chiếm 3,78% thì đến năm 2020 các chỉ tiêu này tương ứng là 83,62%; 11,11% và 5,07% (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của lao động tại các KCN Đồng Nai

Đơn vị tính: %

Trình độ học vấn 2015 2016 2017 2018 2019 2020*

Phổ thông 85,94 85,06 83,13 84,03 83,11 83,62

ĐH và sau ĐH 3,78 4,20 4,35 4,63 4,81 5,07

(* tính đến tháng 6/2020)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của tài liệu

Tuy nhiên các chỉ số trên vẫn thể hiện trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề của lao động ở mức thấp. Thể hiện chất lượng nguồn nhân lực tại các KCN còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu thu hút đầu tư và tiềm năng phát triển.

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các KCN: thời gian ban đầu, các doanh nghiệp trong KCN thường dùng các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử, chủ yếu là gia công. Càng về sau, khi độ an toàn đầu tư cho phép, các nhà đầu tư nâng trình độ công nghệ lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao thể hiện qua những dây chuyền sản xuất sản phẩm như linh kiện máy tính, ô tô, cáp điện, linh kiện điện – điện tử, ... Ngoài ra, một số nhà đầu tư bắt đầu đi vào công nghệ của nền kinh tế tri thức như thiết kế sản xuất con chíp, phần mềm điện toán, ...

Hàng năm các doanh nghiệp tại các KCN đã bổ sung một lực lượng lớn cán bộ, công nhân đã qua đào tạo tại các trường đại học, trường dạy nghề, cùng với sự tích cực tham gia phong trào rèn luyện tay nghề, tích cực sáng tạo trong lao động, một bộ phận công nhân đã thích ứng khá tốt trong việc vận hành máy móc, dây chuyền, thiết bị mới...phần nào đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trong những năm tới, tại các KCN phải đặt ra chỉ tiêu số cán bộ công chức, lao động tại các KCN có trình độ từ đại học trở lên phải đạt được khoảng 10%, lực lượng lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật làm trong các KCN phải đạt gần 50 % trong tổng số lao động. Để làm được điều này, tại các KCN cần phải có những giải pháp và chính sách để thu hút nhân tài, chất xám nguồn nhân lực.

- Tính kỷ luật, ý thức của lao động trong các KCN: Thực tiễn hoạt động của các KCN chứng minh rằng đại bộ phận người lao động của ta hiện nay chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động hầu như chưa được trang

bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém, hiểu biết kiến thức về luật pháp chưa cao, nên trong thực tế đã xảy ra không ít những vụ tranh chấp lao động, xô xát, hành hung giữa những người lao động với nhau. Họ luôn xem bản thân là những người đi làm thuê cho các “ông chủ”, do đó thiệt hại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất ngoài nguyên nhân khách quan thì chủ yếu người lao động vẫn còn xem việc đó không ảnh hưởng đến lợi ích riêng của bản thân. Điều này dẫn đến họ không có ý thức tốt trong việc bảo quản các dụng cụ làm việc, tìm mọi cách để tiết kiệm hao phí lao động, nâng cao năng suất lao động mà chủ yếu làm rập khuôn theo những gì đã có. Chưa kể đến việc bớt xén thời gian lao động (dù bị kiểm tra gắt gao) như trong lúc đi vệ sinh.

Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực của các KCN tỉnh Đồng Nai còn nhiều bất cập. Tính chất lao động trong các KCN là lao động đa ngành, đa lĩnh vực, việc đào tạo ngành chuyên sâu là cần thiết nhưng khó đáp ứng trước sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và nhu cầu đa dạng của người sử dụng lao động là các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tiễn đòi hỏi phải có những giải pháp để phát triển.

2.2.1.3. Về tình hình đào tạo nghề cho các KCN

Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của người lao động cũng như thực tế sản xuất kinh doanh. Ngoài các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao, các ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển mạnh như: kỹ thuật máy tính, lập trình hệ thống, thiết kế đồ họa trên máy vi tính (CAD), cơ điện tử - điều khiển tự động – cơ khí chính xác, nghiệp vụ tài xế taxi (ngoài kỹ năng lái xe), thiết kế thời trang, bán hàng, kỹ thuật đàm phán hợp đồng, thẩm mỹ, các dịch vụ du lịch, làm vườn, cây cảnh, kỹ thuật chất dẻo, kiểm tra chất lượng thực phẩm, sửa chữa thiết bị viễn thông, quản lý nhà cao tầng, v.v...

việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm), nhiều hình thức đào tạo mới được tổ chức:

- Đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc muốn nâng cao tay nghề; người lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo tại xí nghiệp đối với công nhân do xí nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng.

- Đào tạo có địa chỉ: cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp.

- Bồi dưỡng nâng bậc thợ: các cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân.

- Đào tạo theo chế độ mô – đun và liên thông giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn. - Đào tạo bổ sung tay nghề thực hành cho học sinh tốt nghiệp trung cấp để lấy bằng công nhân kỹ thuật.

- Đào tạo theo phương thức hợp đồng sử dụng bản quyền về chương trình kiểm tra đánh giá và cấp bằng nước ngoài.

2.2.1.4. Chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động trong các KCN

Về lương người lao động:

Đối với người lao động sau khi có việc làm ổn định thì thu nhập là yếu tố rất quan trọng, luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Lương cơ bản bình quân của lao động phổ thông ngành may mặc từ 4 triệu đồng đến 7 triệu /tháng từ 6 tháng đến 1 năm đầu mới vào làm việc. Ngành điện tử có cao hơn 9.300.000đồng/tháng. Đối với khối lao động văn phòng mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.

Nhìn chung, thu nhập bình quân của lao động trong các KCN có xu hướng tăng: năm 2012 là 6.000.000 đồng/tháng; 2106 là 9.125.000 đồng/ tháng; năm 2020 là 11.875.000 đồng/tháng [15]

Ngoài mức lương cơ bản, đa số trong các doanh nghiệp người lao động còn được tiền thưởng, phụ cấp nhà trọ, cơm trưa và các chế độ phụ cấp khác. Căn cứ

vào hiệu quả lao động, trong các dịp lễ, tết, người lao động còn được các doanh nghiệp có chế độ khen thưởng. Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ nhiều năm qua đến nay, mức thu nhập bình quân của người lao động vẫn không thay đổi nhiều và đó là mức thu nhập thấp so với tình hình giá cả hiện nay. Trong khi đó, phần lớn lao động làm việc trong các KCN đến từ các địa phương khác nên ngoài việc chi tiêu hàng ngày họ còn có nghĩa vụ trợ giúp gia đình. Hơn nữa tại các địa phương khác trên cả nước ngày càng có nhiều KCN mọc lên thu hút lao động cạnh tranh với các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và KCN tỉnh Đồng Nai nói riêng; việc đi lại của họ cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế xảy ra tình trạng không còn hấp dẫn lao động ở các tỉnh và là một trong những nguyên nhân khiến những năm qua các doanh nghiệp trong các KCN gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng.

Về việc chấp hành quy định về lao động của doanh nghiệp:

Môi trường lao động và an toàn lao động tại các KCN. Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)