Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 31)

gia trên thế giới

Luật La Mã cổ được biết đến với nguyên tắc suy đoán pháp lý “Praesumptio boni viri”. Đây là tư tưởng chỉ được thừa nhận và áp dụng trong tố tụng dân sự và được coi là cội nguồn của nguyên tắc SĐVT về sau được lan rộng và áp dụng vào trong TTHS với nội dung “Chứng minh là công việc thuộc về anh ta - người khẳng định chứ không phải là người phủ định”.[19]

Cũng như nhiều tư tưởng dân chủ, tiến bộ khác của nhân loại, tư tưởng về SĐVT không thể được chấp nhận trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, ở đó nô lệ không được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật và vấn đề lỗi của họ không bao giờ được xem xét. Nhà nước phong kiến tiếp tục áp dụng nguyên tắc suy đoán có tội, theo đó người bị buộc tội (người bị tình nghi, bị khởi tố hình sự, bị đưa ra xét xử) luôn bị coi là có lỗi và việc áp dụng các biện pháp tra tấn, dùng nhục hình đối với họ để điều tra được coi là hợp pháp. Tư tưởng về SĐVT phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản. Giai cấp tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con người và quyền công dân, trong đó có tư tưởng về SĐVT để lôi kéo quần chúng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Trong thời kỳ đầu, tư tưởng SĐVT chỉ được giai cấp tư sản sử dụng như một vũ khí để chống lại sự thống trị hà khắc của Nhà nước phong kiến. Tư tưởng SĐVT chỉ trở thành nguyên tắc của pháp luật sau khi Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi.

của Cộng hòa Pháp năm 1789 đã chính thức ghi nhận và tuyên bố SĐVT là một quyền cơ bản của con người: "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc".[37] Tuyên ngôn này đã đặt nền móng cho sự hình thành nguyên tắc SĐVT, một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của TTHS có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế và tư duy pháp lý của các quốc gia.

Tại Tuyên ngôn nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc, Suy đoán vô tội được khẳng định là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc. Điều 11 quy định rõ “1) Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.; 2) Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.” , như vậy mộtngười được coi là vô tội khi pháp luật có đầy đủ các chứng cứ để kết tội người đó, trong một phiên Tòa công khai.

Công ước về Bảo vệ Nhân quyền và tự do cơ bản của Hội đồng Châu Âu cho biết (Điều 6.2.): "Bị cáo vềmột tội hình sự được coi là vô tội cho đến khi chứng minh có tội theo pháp luật". Công ước này đã được thông qua bởi hiệp ước và có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên Hội đồng Châu Âu. Hiện tại (và trong bất kỳ sự mở rộng nào của EU), mọi thành viên của Liên minh Châu Âu cũng là thành viên của Hội đồng Châu Âu, vì vậy điều này là viết tắt của các thành viên EU là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, khẳng định này được lặp lại nguyên văn trong Điều 48 của Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu .

Đối với pháp luật Quốc gia, nguyên tắc SĐVT đã được quy định trong pháp luật hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nội dung của nguyên tắc này được ghi nhận ở mức độ khác nhau tùy theo từng nước. Pháp luật TTHS hầu hết các nước

trên thế giới chỉ ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội với hai nội dung là người bị buộc tội được coi là không có tội cho tới khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và trách nhiệm chứng minh phạm tội thuộc về bên buộc tội

Ở Iran, Điều 37 của Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran tuyên bố: “Vô tội là phải được coi là không có ai, và không ai phải chịu tội danh trừ khi tội lỗi của anh ta hoặc cô ta đã được tòa án có thẩm quyền xác lập.”

Tại Ý , đoạn thứ hai của Điều 27 của Hiến pháp nêu rõ: “Một bị cáo sẽ bị coi là không có tội cho đến khi bản án cuối cùng được thông qua”

Tại Rumani, điều 23 của Hiến pháp quy định rằng: "Bất kỳ người nào sẽ được coi là vô tội cho đến khi bị kết tội bởi phán quyết cuối cùng của tòa án".

Trong Hiến pháp Nam Phi , phần 35 của Dự luật Nhân quyền nêu rõ: "Mọi người bị buộc tội đều có quyền xét xử công bằng, bao gồm quyền được coi là vô tội, giữ im lặng và không làm chứng trong quá trình tố tụng. "

Trong hiến pháp Colombia , Tiêu đề II, Chương 1, Điều 29 quy định rằng "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo luật".

Tại Trung Quốc, Điều 12 Luật Tố tụng Hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1979 (Sửa đổi bởi Phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ 13), quy định: “Không ai bịcoi là có tội, nếu không bị xét xử bởi một Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”; Điều 43 Bộluật này cũng quy định: “Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên theo trình tự, thủ tục quy định trong luật, phải thu thập các loại chứng cứ khác nhau chứng minh sự có tội hay vô tội của nghi can, bị cáo và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Nghiêm cấm việc bức cung, dùng nhục hình và thu thập chứng cứ bằng các biện pháp như đe dọa, dụ dỗ, lừa gạt và các biện pháp bất hợp pháp khác.”, dù tên gọi của nguyên tắc SĐVT chưa được ghi nhận trong pháp luật TTHS của quốc gia này, nhưng hai nội dung quan trọng nhất của nguyên tắc này đã được thừa nhận.[1]

Ở châu Âu, tư tưởng về SĐVT đầu tiên được thể hiện trong tác phẩm “Tội phạm và hình phạt” năm 1764 của Bekaria (người Ý). Cách mạng tư sản Pháp trong Tuyên ngôn quyền con người và công dân 1789 đã ghi nhận tư tưởng này với tư

cách là một nguyên tắc pháp lý. Cụ thể ở Pháp, khi xét xử, phiếu trắng của bồi thẩm Toà đại hình phải được coi là thiên về hướng tha bổng. Không có kháng cáo (và kháng nghị) nào chống lại bản án tha bổng của Toà đại hình được chấp nhận trừ trường hợp khi việc phúc thẩm đặc biệt cần thiết để đảm bảo “Giá trị của pháp luật” nhưng không được ảnh hưởng đến tình trạng của bị cáo.

Tại Liên Bang Nga, nguyên tắc SĐVT là một trong những nguyên tắc cở bản trong BLTTHS, mặc dù trước đây ở Liên Xô cũ luôn có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên tắc này. Nguyên tắc SĐVT không được thừa nhận cả ở góc độ lý luận cũng như luật thực định trong một khoảng thời gian tương đối dài ở thời điểm này. Lý do chủ yếu phản đối sự thừa nhận nguyên tắc này là quan điểm cho rằng đây là nguyên tắc của TTHS tư sản không thích hợp với TTHS Xô Viết.[19]

Sau khi Hiến pháp 1936 của Liên Xô ghi nhận về quyền bào chữa của bị can thì lúc này đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền bào chữa của bị can và suy đoán vô tội. Năm 1968 Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô – giáo sư Stragôvích.M.C trong bộ giáo trình nỗi tiếng của mình về TTHS Xô Viết (về sau đã được giải thưởng Lê Nin) đã khẳng định “có đủ cơ sở để bổ sung vào BLTTHS nguyên tắc suy đoán vô tội”. Hiến pháp Liên Xô 1977 lần đầu tiên chính thức ghi nhận nền tảng cơ bản của nguyên tắc này với diễn đạt “Không ai có thể bị coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt ngoài bản án và trình tự do luật định”. Hiến pháp năm 1993 và BLTTHS 2001 của Liên Bang Nga đã tiếp tục ghi nhận nguyên tắc này với những bổ sung mới trên cơ sở phát triển của lý luận khoa học TTHS.

Điều 49 Hiến pháp Liên bang Nga quy định "Bị cáo về một tội phạm được coi là không có tội cho đến khi cảm giác tội lỗi của mình đã được chứng minh phù hợp với luật liên bang và đã được thành lập bởi các câu hợp lệ của một tòa án của pháp luật" . Nó cũng nói rằng "Bị đơn sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình" và "Mọi nghi ngờ hợp lý sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho bị đơn". Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 như sau:“1. Bị can được coi là không có tội, chừng nào lỗi của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ

tục do Bộ luật này quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội. 3. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can. 4. Bản án kết tội không thể được dựa trên giả định.”

Pháp luật TTHS của những nước trên, ở những mức độ khác nhau đã có sự ghi nhận những nội dung của nguyên tắc SĐVT.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích khái quát nhưng vấn đề chung nhất về nguyên tắc SĐVT, đưa ra những khái niệm, những quan điểm khoa học khác nhau. Viện dẫn, so sánh những văn bản pháp luật khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó chỉ rõ những bất cập hạn chế, những điểm tiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới.

Luận văn đã đi sâu phân tích, làm rõ các nội dung quan trọng và mối quan hệ của nguyên tắc SĐVT đối với những nguyên tắc cơ bản khác của luật TTHS. Nêu lên những ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quy định nguyên tắc SĐVT trong quá trình cải cách tư pháp , hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng của nước ta hiện nay.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 31)