Một số giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 68)

MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘ

3.2.2. Một số giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tộ

vô tội

Đối với Cơ quan điều tra. Chủ động, tích cực điều tra, khám phá kịp thời các loại tội phạm, hạn chế tối đa việc tạm đình chỉ điều tra để chống bỏ lọt tội phạm; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; tăng cường chống bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra, quá trình điều tra phải thu thập đầy đủ các chứng cứ buộc tội, các chứng cứ gỡ tội để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện. [34]

Đối với Viện kiểm sát. Thực hiện tốt nhiệm vụ gắn công tố với hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra; phối hợp kịp thời với cơ quan điều tra trong việc phân loại, xử lý tội phạm ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và trong suốt quá trình điều tra; bảo đảm việc khởi tố, bắt,

tạm giữ, tạm giam, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; chấn chỉnh, khắc phục việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án không đúng quy định.[34]

Đới với Tòa án nhân dân. Đây là cơ quan thực hiện quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ công lý và cũng là cơ quan trung tâm trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT. Một số giải pháp bảo đảm cụ thể trong giai đoạn này như sau:

Thứ nhất: Kiểm soát chặt chẽ các căn cứ để ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam...là các biện pháp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con ngưởi, đặc biệt là quyền được suy đoán vô tội. Do đó cần hạn chế áp dụng các biện pháp này và chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết phải ngăn chặn những hành vi tội phạm có khả năng tiếp tục phạm tội.

Tòa án có trách nhiệm xét xử nhanh chóng, kịp thời: Người bị buộc tội là những người chưa bị kết tội bởi một bản án có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên việc tham gia của họ vào quá trình giải quyết vụ án đã vô tình tạo cho họ một tình trạng pháp lý bất lợi. Người bị buộc tội hiển nhiên bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn nhất định làm hạn chế quyền tự do của họ mặc dù chưa biết người bị buộc tội là có tội hay không. Do đó, rút ngắn thời gian tố tụng và thời gian xét xử để đảm bảo mọi người được đối xử bình đẳng.

Thứ hai; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, căn cứ kết quả tranh tụng để Tòa án ra bản án kết tội hoặc tuyên bố vô tội.

Theo nguyên tắc SĐVT, thì bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nhưng được tạo các điều kiện để chứng minh mình không phạm tội. Vì vậy, nguyên tắc SĐVT yêu cầu Tòa án luôn phải đảm bảo quyền bào chữa và quyền được tranh luận dân chủ với bên buộc tội của bị cáo tại phiên tòa. “Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng truớc pháp luật… việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn dân sự và những người có quyền, lợi ích hợp pháp”, “Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố

tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa.” Đây là những định hướng trong quá trình cải cách tư pháp. Như vậy, việc cụ thể hóa nội dung nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được một số hạn chế trước đây. Thực hiện tốt những nội dung của nguyên tắc tranh tụng này là đồng thời đảm bảo cho nguyên tắc SĐVT của bị cáo.

Thứ ba; Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Bởi vì không thể buộc người đang được coi là vô tội chứng minh mình vô tội. Do đó, bị cáo có quyền im lặng, không khai báo về hành vi phạm tội của mình. Tòa án không thể coi việc bị cáo không khai báo làm căn cứ để tăng nặng TNHS khi buộc tội và quyết định hình phạt đối với bị cáo. Mọi nghi ngờ phải được giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng có lợi cho bị cáo. Nếu có nghi ngờ về lỗi của bị cáo mà không thể bổ sung gì hơn được về chứng cứ thì phải tuyên là bị cáo vô tội chứ không đòi hỏi phải có căn cứ xác định bị cáo vô tội. Hay nói cách khác, trong giai đoạn xét xử mà không thể thu thập được chứng cứ chứng minh tội phạm, không thể kết luận được những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 thì Tòa án không kết tội bị cáo.

Thứ năm; Bảo đảm chất lượng bản án, quyết định.

Bản án của Tòa án là văn kiện pháp lý nhân danh Nhà nước xác định sự kiện có tội hay không có tội của bị cáo. Bản án có ý nghĩa thực hiện đồng thời chức năng của pháp luật hình sự là giáo dục phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Để đạt mục đích này, đòi hỏi bản án phải làm cho bị cáo “tâm phục, khẩu phục”, làm cho người dân thấy rằng quyết định của bản án là hệ quả tất yếu của việc phạm tội nếu bị cáo phạm tội hoặc luôn là bằng chứng minh oan cho bị cáo nếu bị cáo không phạm tội hoặc không chứng minh được việc phạm tội của bị cáo. Theo đó, bản án phải phân tích đầy đủ, có căn cứ pháp lý và thực tiễn vững chắc, có lý lẽ thuyết phục, logic, thấu tình, đạt lý, hợp pháp, hợp lý, dễ hiểu, phải đánh giá một cách

khách quan, công bằng, bình đẳng những chứng cứ buộc tội, chứng cứ không có tội, chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của BLHS, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ; đặc biệt, bản án phải phân tích lý do mà HĐXX không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện…

Thứ sáu; Thực hiện phối hợp các nguyên tắc có liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội.

Trong tố tụng hình sự có nhiều nguyên tắc khác nhau, nhưng các nguyên tắc này có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Sẽ là sai lầm nếu chỉ thực hiện hay chỉ đề cao một nguyên tắc nào đó. SĐVT là nguyên tắc thể hiện tính chất dân chủ và nhân đạo, có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với các nguyên tắc: tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án; nguyên tắc đảm bảo hai cấp xét xử; nguyên tắc bảo đảm bình đẳng trước Tòa án.Trong đó, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là nguyên tắc mang tính nền tảng, nguyên tắc suy đoán vô tội là sự thể hiện cụ thể và chi tiết của nguyên tắc này, thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội tức là thực hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Trong quan hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo thì nguyên tắc SĐVT là nền tảng, là sự thể hiện những bảo đảm pháp lý cho nguyên tắc này. Vi phạm quyền bào chữa ở chừng mực nhất định nào đó là vi phạm nguyên tắc SĐVT và ngược lại. Việc thực hiện nguyên tắc bào chữa góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của nhân dân về vị trí của bị cáo trong TTHS – họ chưa phải là người có tội. Thực hiện tốt nguyên tắc SĐVT sẽ là tiền đề để thực hiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án và ngược lại thực hiện tốt nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án giúp nguyên tắc SĐVT được thực thi trên thực tế. Thực hiện tốt nguyên tắc SĐVT sẽ đảm bảo cho việc tuân thủ nguyên tắc hai cấp

xét xử và ngược lại. Nguyên tắc bình đẳng yêu cầu Tòa án phải bảo đảm tranh tụng, không thể coi trọng bên buộc tội hơn bên gỡ tội và ngược lại. Do đó, việc tuân thủ nguyên tắc SĐVT tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng và ngược lại.

Do đó, để thực hiện tốt nguyên tắc SĐVT, đòi hỏi phải thực hiện phối hợp với các nguyên tắc cơ bản, có liên quan của TTHS. Tóm lại, SĐVT là một nguyên tắc quan trọng của TTHS, góp phần hạn chế các vụ án oan, sai nghiêm trọng. Đối với cơ quan Tòa án, nguyên tắc SĐVT lại cần phải được đặc biệt quan tâm và bảo đảm thực thi tốt trong thực tiễn để nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo phán quyết của Tòa án phải đúng pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đặt ra yêu cầu phải thực hiện đồng thời, đồng bộ các giải pháp và thống nhất với các nguyên tắc cơ bản khác của TTHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 68)