SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG
2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về các quyền của người bị buộc tộ
quyền của người bị buộc tội
BLTTHS 2015 đã có sửa đổi bổ sung quan trọng bằng việc bổ sung một loại người tham gia tố tụng là “Người bị buộc tội” và quy định cụ thể, chi tiết quyền của họ. Các quyền của người bị buộc tội được bổ sung gồm: (1) Được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình; (2) Đưa ra chứng cứ; (3) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; (5) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật; (6) Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quy định của Bộ luật này khi có yêu cầu; (7) Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý; (8) Một số quyền khác
Để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội, BLTTHS năm 2015 bổ sung một số quyền của người bào chữa, gồm: (1) Quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt; Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can thay vì chỉ được hỏi khi cơ quan tiến hành tố tụng đồng ý như hiện nay; (2) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; (3) Thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; (5) Đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung các cơ chế để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa như: Quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia; Quy định cụ thể thủ tục gặp người bị buộc tội đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam, thủ tục giao nộp chứng cứ, thủ tục đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Đặc biệt Bộ luật TTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quyền rất quan trọng của người buộc tội là quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Theo đó, BLTTHS 2015 quy định chi tiết cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp tại các điều 58 khoản 1 điểm e; điều 59 khoản 2 điểm c; điều 60 khoản 1 điểm d; điều 61 khoản 2 điểm h. Các điều khoản này quy định, các bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Như vậy, có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chủ động về việc khai báo. Những gì bị can, bị cáo thấy bất lợi cho mình, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành TTHS.
Việc bổ sung các quyền của người bị buộc tội có nghĩa quan trong trong việc đảm bảo quyền SĐVT của người bị buộc tội