MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘ
3.1.1. Yêu cầu đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa
Suy đoán vô tội là yêu cầu, đòi hỏi của TTHS. Tuy nhiên, đòi hỏi của nguyên tắc SĐVT trước hết là tính hợp pháp của các hoạt động TTHS. Chúng ta không chấp nhận xác định sự thật bằng mọi giá trong đó có việc xác định sự thật bằng cách vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Chính vì vậy việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội phải song song với bảo đảm pháp chế trong TTHS.
Để đảm bảo pháp chế trong TTHS nói chung và trong việc đảm bảo nguyên tắc SĐVT đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật nội dung (luật hình sự) và luật TTHS làm nền tảng cho quá trình THTT đáp ứng được các yêu cầu: thống nhất, toàn diện, đầy đủ và khả thi. Sẽ không thể có pháp chế kéo theo là pháp chế trong hoạt động tố tụng nếu pháp luật hình sự, TTHS hiện hành chưa thực sự đáp ứng yêu cầu trên. Chính vì vậy, pháp luật TTHS nói chung và bộ luật TTHS nói riêng phải có nhiệm vụ xác định mô hình tố tụng phù hợp với thực tiễn Việt nam, ghi nhận đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của TTHS, quy định chặt chẽ, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan THTT, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, quy định một cách khoa học, đầy đủ, hợp lý các giai đoạn TTHS, các biện pháp TTHS nhằm bảo đảm bảo các yêu cầu của nguyên tắc SĐVT
Bên cạnh đó, bảo đảm pháp chế trong hoạt động xác định sự thật của vụ án còn đòi hỏi thực tiễn giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan THTT, người THTT, người tham gia tố tụng và mọi cơ quan tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Như vậy bảo đảm pháp chế trong TTHS ở phương diện thực tiễn cần tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống như: đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, giảng dạy pháp luật trong các trường đại học; đẩy
mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật; chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ phẩm chất chính trị và khả năng công tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật là biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.