Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 68 - 72)

MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘ

3.3. Một số giải pháp khác

Thứ nhất, Nâng cao năng lực, nhận thức của chủ thểtiến hành tốtụng

Nhận thức là một hoạt động quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các chủ thể THTT. Bởi nó quyết định đến kết quả cuối cùng là quyết định hoặc bản án và có ảnh hưởng đến lợi ích của người bị buộc tội. Do đó, việc năng cao năng lực nhận thức của chủ thể THTT là một giải pháp cấp thiết và cần được thực thi. Pháp luật dù có chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể thực thi được nếu không có các chủ thể THTT. Và để có thể áp dụng đúng đắn nguyên tắc SĐVT trong giai đoạn xét xử thì yêu cầu trước tiên đối với cán bộ, công chức phải quán triệt, nhận thức sâu sắc những nội dung của nguyên tắc này. Xây dựng nhận thức thống nhất trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng về nguyên tắc SĐVT. Năng cao năng lực nhận thức một giải pháp cấp bách cần triển khai và thực hiện kịp thời để sớm để có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ chủ thể tiến hành tố tụng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp.

Để đưa các bộ luật này vào cuộc sống và bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn nói riêng, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các quy định của hai bộ luật này. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các nội dung cơ bản của BLHS và BLTTHS năm 2015 một cách thường xuyên và có hệ thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ cho các chủ thể THTT mà còn đối với tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Kết luận Chương 3

Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nhằm tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 08 – NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49 NQ/TƯ ngày 02.06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết trên đã chỉ rõ vấn đề cụ thể của TTHS cần phải nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của BLTTHS, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Từ kết quả chương 2, tác giả luận văn đã đưa ra một số yêu cầu quan trọng, phải được quan tâm và thực hiện xuyên suốt quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS. Từ những yêu cầu đó, đưa ra những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn để có thể đảm bảo thực hiện một cách phù hợp nhất như, nâng cao năng lực nghiệp vụ của chủ thể tiến hành tố tụng, tăng cường kiểm sát, phối hợp; tạo điều kiện để người bị buộc tội, người bào chữa được thực hiện quyền SĐVT. Các giải pháp khác như thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật…với mục đích đưa pháp luật vào đời sống, giúp mọi người được hiểu rõ hơn về pháp luật.

KẾT LUẬN

Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Việt Nam Nhận thức đây là một nguyên tắc mới, do đó việc xác định rõ những nội dung pháp lý của nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong hoạt hộng nhận thức và áp dụng pháp luật của các cơ quan THTT.

Luận văn đã nghiên cứu, phân tích những nội dung quan trọng của nguyên tắc SĐVT có ảnh hưởng đến kết quả của quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Đặt nguyên tắc SĐVT vào trong những mối quan hệ với các nguyên tắc cơ bản khác, từ đó có thể hình dung chung được mục đích mà TTHS muốn hướng đến. SĐVT nhưng phải bảo đảm được sự thật khách quan, khi vấp phải những vấn đề chưa có căn cứ chứng minh xác thực phải vận dụng tinh thần suy đoán có lợi. Việc một người có tội hay không có tội phải được thông qua một quá trình chứng minh, được ràng buộc với những trình tự thủ tục chặt chẽ và kết thúc bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Nội dung này đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc chứng minh tội phạm của những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm. Hơn nữa, người bị buộc tội theo nguyên tắc này được quyền tự bảo vệ mình là không có tội, hoặc nhờ người bào chữa. Đây là một trong những nội dung pháp lý cốt lõi của nguyên tắc suy đoán vô tội và cần được bảo đảm thực hiện trong thực tiễn.

Luận văn cũng nghiên cứu một số biểu hiện của nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn thông qua một số vụ án cụ thể. Phân tích được những nguyên nhân dẫn đến những vi phạm xuất phát từ phía các chủ thể THTT và đưa ra những yêu cầu, giải pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. Góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật TTHS, đảm bảo các mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền của người bị buộc tội. Tiến tới một hệ thống pháp luật TTHS hoàn thiện hơn, không có tình trạng oan, sai bỏ lọt tội phạm. Và đây cũng là một trong những yêu cầu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp, hội nhập Quốc tế. Nguyên tắc SĐVT là một nguyên tắc tiến bộ. Nguyên tắc này bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị buộc tội. Tôn trọng các giá trị quyền con người, quyền công dân, quyền tự do cơ bản của cá nhân

khi bị điều chỉnh bởi các quy định pháp luật TTHS và HS. Bảo đảm sự cân bằng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong quá trình tố tụng, đưa cơ quan Tòa án vào vị trí trung tâm của quá trình này. Tòa án là cơ quan xét xử, đóng vai trò trung lập giữa các bên, từ đó đưa ra một quyết định, bản án dựa trên các căn cứ xác thực, dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Phán quyết của Tòa án là phán quyết cuối cùng, ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến cá nhân, tổ chức và bắt buộc cưỡng chế thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, dó đó đòi hỏi phán quyết này phải hợp lý, hợp tình và đúng pháp luật.

Từ những kết quả nghiên cứu khiêm tốn của đề tài này hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nguyên tắc SĐVT, góp phần thực hiện công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)