Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 32 - 35)

SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG

2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự

minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự

Điều 85 BLTTHS 2015 lại một lần nữa khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan THTT chứ không phải của người bị buộc tội. Một phần nội dung của nguyên tắc SĐVT được thể hiện trong điều luật rất rõ, cho thấy được sự quan tâm của Bộ luật đến vấn đề này và thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong trong việc đảm bảo trật tự xã hội. Khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm luôn luôn thuộc về bên buộc tội, nếu bên buộc tội không chứng minh được tội phạm và người phạm tội thì phải coi người bị buộc tội là không phạm tội. Bộ luật TTHS hiện hành

quy định 06 vấn đề cần phải chứng minh khi điều tra truy tố và xét xử. Tuy nhiên tinh thần SĐVT được thể hiện rõ nét nhất tại khoản 1 Điều 85: “Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội”

Đây là vấn đề đầu tiên cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Việc xác định có hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hay không đóng vai trò quyết định cho hoạt động tiếp theo của cơ quan THTT. Nếu không có hành vi phạm tội thì sẽ không có quyết định khởi tố và ngược lại. Hoạt động chứng minh đó thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách đầy đủ một cách toàn diện, tất cả các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động định tội danh của cơ quan THTT. Do đó, việc chứng minh những yếu tố ban đầu trên có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Hơn nữa, đây là nội dung quan trọng nhất làm cơ

sở cho việc chứng minh các vấn đề tiếp theo và là một trong những đòi hỏi của nguyên tắc SĐVT. Cơ quan THTT không chỉ chứng minh việc có hành vi phạm tội thực tế xảy ra hay không mà còn phải chứng minh theo hướng ngược lại, có nghĩa là phải suy đoán. Điều này có thể hiểu được khi mà trong thực tế, khi cơ quan THTT mới nhận được nguồn tin tội phạm, việc xác nhận nguồn tin này là đúng hay không là một câu hỏi được đặt ra. Câu hỏi có tội phạm thực tế xảy ra hay không được đặt ra và được kèm theo xuyên suốt quá trình tố tụng cho đến khi Tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là “những gì chưa biết nhưng cần phải biết”. Cần phải nhận thức như vậy thì hoạt động tố tụng cũng như quá trình chứng minh ban đầu mới đảm bảo được tính khách quan. Tránh được việc định kiến người phạm tội, suy luận theo hướng có tội. Và khi không có các căn cứ xác định có hành vi tội phạm và người phạm tội hay không thì các cơ quan THTT cần phải nhanh chóng ra một trong các quyết định là đình chỉ vụ án hoặc tuyên vô tội. Như vậy, để làm rõ các vấn đề cần phải chứng minh và ra các quyết định chính xác trong vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan THTT cần phải dựa vào các chứng cứ cụ thể với những thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp mà không phải cần đến sự suy luận chủ quan.

Chứng cứ là những gì có thật, đây là thuộc tính khách quan của chứng cứ. Khi một hành vi tác động vào đối tượng của tội phạm, làm ảnh hưởng, xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật pháp luật hình sự bảo vệ sẽ để lại những dấu vết vật chất trong thế giới khách quan. Những thông tin, sự kiện, đồ vật bị xuyên tạc sai sự thật hoặc do suy luận chủ quan sẽ không được coi là chứng cứ. Chứng cứ là căn cứ để xác định có hay hành vi phạm tội xảy ra hay không và ai là người thực hiện tội phạm. Việc bảo đảm thu thập này giúp chứng cứ có giá trị chứng minh trong quá trình THTT là Chứng minh vô tội và chứng minh có tội. Có hai loại chứng cứ là chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Mục đích của việc phân chia chứng cứ thành hai loại buộc tội và gỡ tội nhằm phân loại các giá trị chứng minh của chứng cứ.

Theo BLTTHS về nguồn chứng cứ thì tại khoản 2 Điều 87 thể hiện rõ nét nhất tinh thần SĐVT. Cụ thể, những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Đây là một nguyên tắc loại trừ chứng cứ, quy định như vậy vừa rõ ràng, vừa đầy đủ, vừa khắc phục được những biểu hiện tùy tiện, tránh được những trường hợp các cơ quan có thẩm quyền THTT có thể đưa những tài liệu không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định làm chứng cứ của vụ án. Qua đó đảm bảo được các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, tránh những hoạt động vi phạm quyền con người ảnh hưởng đến quyền SĐVT của người bị buộc tội.

Theo Điều 95 BLTTHS 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm. Điều 98 BLTTHS hiện hành quy định rõ: “Lời nhận tội của bị can, bịcáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.”. Việc không coi lời nhận tội của bị can bị cáo là chứng cứ duy nhất để kết tội nhằm mục đích tránh tình trạng bức cung, mớm cung, dùng nhục hình ép bị can, bị cáo nhận tội làm sai lệch sự thật khách quan.

Một trong những thực tế thường hay diễn ra ở các phiên Tòa, hội đồng xét xử thưởng có một số câu hỏi theo cách trói buộc bị cáo Ví dụ: Anh chị thấy cáo trạng có đúng hay không?..vv, từ đó, bị cáo thường có tâm lý thú nhận tội. Nguyên tắc SĐVT cho phép bị cáo có quyền im lặng và lời thú tội của bị cáo chỉ được coi là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác, khi trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan THTT, thì việc xét hỏi bị cáo quá nhiều, đánh giá quá cao lời nhận tội của bị cáo mà bỏ qua các chứng cứ khác là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, vi phạm nguyên tắc SĐVT của các cơ quan THTT. Trong nhiều vụ án, bị cáo nhận tội bừa vì thiếu hiểu biết pháp luật, nhận tội thay cho người khác. Nếu chỉ thoả mãn với lời nhận tội của bị can, bị cáo để buộc tội họ thì rất có thể dẫn đến xét xử oan người vô tội. Do vậy, lời nhận tội của bị can, bị cáo nhiều khi chỉ là định hướng cho quá trình chứng minh và nó chỉ có giá trị chứng minh khi khi nó phù hợp với các chứng cứ khác.

BLTTHS năm 2015 đã bổ sung các quy định về thu thập chứng cứ cũng như cách thức thu thập chứng của người bào chữa. Đơn cữ như quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liên quan đến việc bào chữa..vv Có thể nhận thất rằng việc quy định như vậy đã tạo ta một phạm vi rông hơn cho người bào chữa trong việc tiếp cần và thu thập các chứng cứ gỡ tội. Người bào chữa được tôn trọng và dần được ghi nhận nhiều hơn trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là quy định tiến bộ của BLTTHS 2015 nhằm mục đích mang đến sự khách quan, công bằng trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các chủ thể khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 32 - 35)