Nguyên nhân dẫn đến vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 55 - 59)

SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG

2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tộ

Một là, Thu thập chứng cứthiếu sót, vi phạm luật trong thu thập chứng cứ. Việc áp dụng các quy định về vật chứng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Cụ thể chưa phân định rõ ràng giữa vật chứng trong tố tụng dân sự và TTHS, các tài liệu đồ vật khác bị thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án. Ngoài ra, việc thu thập chứng cứ không kịp thời, đầy đủ dẫn đến vật chứng bị thiếu xót, mất, hư hỏng không thể phục hồi lại được làm ảnh hưởng đến kết quả điều tả, truy tố xét xử. Hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ bị thiếu sót ngay từ ban đầu đẫn đến các cơ quan tố tụng giai đoạn sau áp dụng sai quy định pháp luật

Trong công tác điều tra thu thập chứng cứ đối với loại án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm và giết người không quả tang thường có nhiều thiếu xót, còn yếu kém. Thậm chí có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Dẫn chứng một số vụ qua giám sát thấy quá trình khám nghiệm không thu thập, làm rõ đến cùng những dấu vết, chứng cứ quan trọng từ hiện trường, tử thi, dấu vết con người của thủ phạm như dấu chân, vân tay, sợi tóc... Có những hồ sơ vụ án cho thấy có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như biên bản ghi lời khai bị tẩy xóa, sửa chữa, thiếu khách quan, ngụy tạo chứng cứ, không kịp thời giải quyết khiếu nại kêu oan, đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình…

Hoạt động điều tra còn có thiếu sót, vi phạm tố tụng như biên bản ghi lời khai sơ sài, không ghi tư cách người tham gia tố tụng, cùng một thời gian điều tra

viên lấy lời khai của nhiều người ở các địa điểm khác nhau; không làm rõ mâu thuẫn trong lời khai của các bị can và giữa lời khai của bị can với người làm chứng, người bị hại; biên bản hỏi cung bị tẩy, sửa, thiếu chữ ký của bị can….Những vi phạm, thiếu sót này là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện về điều tra, thu thập chứng cứ và số vụ phải trả hồ sơ điều tra bổ sung còn nhiều, làm kéo dài việc giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hưởng đến tính đúng đắn, nghiêm minh của hoạt động tư pháp.

Hai là, Cơ quan tiến hành tốtụng áp dụng sai quy định pháp luật

Những trường hợp bị oan, sai chủ yếu do các cơ quan THTT áp dụng sai quy định của pháp luật về hình sự, TTHS. Cụ thế ở đây là cơ quan VKS và Tòa án. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía các chủ thể THTT, Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Năng lực nghiệp vụ cũng như nhận thức chưa hiểu rõ hết bản chất của sự việc từ đó dẫn đến việc áp dụng điều luật chưa thật sự chuẩn xác, chưa tương ứng với hành vi phạm tội xảy ra. Bên cạnh đó, về mặt khách quan, do tính chất tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, với quy mô, tính chất và thủ đoạn ngày càng tinh vi, mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, hậu quả xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Các quy định chưa điều chỉnh các căn cứ xác định cụ thể. Dẫn đến có sự tương đồng trong cách đối chiếu hành vi phạm tội vào quy định pháp luật. Ví dụ: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tại sản, đây là hai tội mà trong thực tế đã có nhiều trường hợp áp dụng nhầm lẫn. Tuy nhiên, có những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chưa đúng, không đầy đủ về trình tự, thủ tục tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, không làm oan người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị khởi tố, truy tố, xét xử.

Ba là, Công tác kiểm sát, phối hợp chưa chặt chẽ.

Công tác kiểm sát quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chưa theo sát diễn biến vụ việc, thiếu kiểm tra các “tình tiết phạm tội” trong vụ án hình sự, các chi tiết trong án dẫn đến hiện tượng chỉ dựa vào kết luận điều tra để truy tố. Trong xét xử vẫn chủ yếu dựa vào hồ sơ nên hình thành “án tại hồ sơ” mà ngại “lật giở” lại các tình tiết, nội dung của vụ án. Công tác phối hợp trong điều tra,

truy tố, xét xử có lúc, có nơi chưa thật sự chặt chẽ, tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan THTT vẫn còn nhiều làm kéo dài thời hạn giải quyết, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây tốn kém cho Nhà nước.

Bốn là, Trình độpháp luật và năng lực nghiệp vụcủa chủthểTHTT hạn chế Trình độ pháp luật cũng như năng lực nghiệp vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi nguyên tắc SĐVT. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khó khăn, bởi đội ngũ cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán vừa thiếu về số lượng, một bộ phận còn yếu về chất lượng. Năng lực không đồng đều, không có trách nhiệm trong công việc, phẩm chất đạo đức không đạt. Thực tế đã chỉ ra không ít có trường hợp các chủ thể THTT đã ra các quyết định không có căn cứ. Nhiều trường hợp, thay vì áp dụng nguyên tắc “ suy đoán vô tội” thì các chủ thể THTT lại áp dụng theo hướng “Suy đoán có tội”, đồng nhất và duy ý chí đối với những người này như một người phạm tội. Không loại trừ những khả năng họ bị định kiến đối xử như bị can, bị cáo.

Năm là, Vềmặt khách quan các quy định pháp luật tố tụng chưa thật sự được hiện thực hóa.

Pháp luật tố tụng còn thiếu quy định cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu để bảo đảm sự độc lập, khách quan và hiệu quả của hoạt động tố tụng và hoạt động giám định; cơ chế xem xét, đánh giá và sử dụng kết luận giám định trong hoạt động tố tụng với tư cách là một loại chứng cứ đặc biệt trong hoạt động tố tụng, những trường hợp bắt buộc người giám định tư pháp phải có mặt tham dự phiên tòa để trình bày và bảo vệ kết quả giám định chưa được quy định cụ thể thành điều luật. Các quy định về bắt và tạm giữ vẫn còn nghiêng về “cưỡng chế” vì người bị tạm giữ phải được biết lý do mình bị tạm giữ, được giải thích về quyền và nghĩa vụ, trình bày lời khai, khiếu nại việc tạm giữ. Người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai, được hỏi và thu thập chứng cứ từ người tạm giữ, bị can (quyền bào chữa có từ khi người bị tình nghi phạm tội). Tuy nhiên, trong thực tế các quy định này không có hiệu quả một phần là do rào cản từ phía các cơ quan THTT, một phần do vai trò luật sư chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Sáu là, Thẩm phán xét xử chưa độc lập.

Việc bổ nhiệm Thẩm phán dựa vào rất nhiều tiêu chuẩn, nhưng các tiêu chuẩn về chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp chưa được thật sự quan tâm đúng mức. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ 05 năm đã tạo cho Thẩm phán bị đè nặng về tâm lý lo không được tái nhiệm; chế độ đãi ngộ (lương, phụ cấp nghề nghiệp,...) không bảo đảm cho cuộc sống gia đình là những yếu tố tác động không nhỏ đến tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán.

Kết luận Chương 2

Trong chương 2, Tác giả luận văn đã tập trung trình bày các chế định, quy định liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong các quy định lủa luật TTHS Việt Nam, sự thể hiện nội dung và tinh thần SĐVT trong các giai đoạn tố tụng. Các cơ quan THTT đã quán triệt đường lối, chủ trương của Nhà nước trong việc bảo đảm, tôn trọng các giá trị quyền con người trong quá trình tố tụng, bảo đảm sự suy đoán vô tội như một quyền cơ bản của con ngưởi. Trong phần này, tác giả luận văn đã phân tích cụ thể nội dung và tinh thần SĐVT ở từng điều luật liên quan. Qua đó, chỉ ra trong thực tiễn, việc thực hiện thi hành nguyên tắc SĐVT đã mang lại những ảnh hưởng, tác động tích cực trong các công tác điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo được sự đúng đắn của pháp luật. Bên cạnh những mặt tích cực như: giảm thiểu oan sai, tôn trong quyền con người, bảo đảm quyền chứng minh vô tội của người bị buộc tội. Tác giả cũng đi sâu phân tích những vấn đề, hành vi, hoạt động của các cơ quan THTT và các chủ thể khác có biểu hiện vi phạm nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn. Chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến các vi phạm nguyên tắc. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)