SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG
2.4.1 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn khởi tố
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh giấu sự mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của nguyên tắc SĐVT chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên thông qua một số hoạt động của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố. Cụ thể: Khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, xác minh về nguồn tin về tội phạm. Và chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi các nguồn tin này có đầy đủ các căn cứ, chứng cứ xác thực. Thực tế cho thấy, ở những thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu còn ít, việc xác định dấu hiệu phạm tội để quyết định việc khởi tố không đơn giản. Đặc biệt đối với những vụ án cần tri thức khoa học, thời gian để chứng minh…Việc khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Ngược lại nếu không khởi tố vụ án sẽ bỏ lọt tội phạm.
Theo quan điểm tác giả, trong những trường hợp như vậy nên áp dụng tinh thần suy đoán có lợi cho những người bị tình nghi đó. Khi mà các căn cứ thông tin, tài liệu còn ít, chưa đủ để kết luận là có dấu hiệu phạm tội hay không thì nên suy đoán theo hướng có lợi. Bộ luật TTHS 2015 quy định một điều luật mới theo hướng có lợi, Điều 157 Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, như: Không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm,..vv Đây là một trong những điểm tiến bộ thể hiện tinh thần SĐVT của BLTTHS 2015.
giai đoạn này thuộc về trách các CQĐT, VKS và một số cơ quan khác.