Đánh giá pháp luật TTHS trong việc thể hiện nội dung, tinh thần nguyên tắc suy đoán vô tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 47)

SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG

2.4.5. Đánh giá pháp luật TTHS trong việc thể hiện nội dung, tinh thần nguyên tắc suy đoán vô tội.

nguyên tắc suy đoán vô tội.

Hiện thực hóa Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những quy định tiến bộ thông qua nguyên tắc SĐVT. So với các quy định Hiến pháp và BLTTHS cũ trước đây, tinh thần và nội dung của nguyên tắc SĐVT đã được thể hiện rõ nét hơn và được cụ thể hóa trong BLTTHS 2015. Với việc ghi nhận nguyên tắc SĐVT là một nguyên tắc cơ bản, pháp luật TTHS đã gần đi đến một nền tư pháp công bằng, bảo đảm các giá trị quyền con người. Thể hiện được tinh thần chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Ngày một quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan THTT, phân định rõ ràng chủ thể buộc tội và chủ thể gỡ tội tạo sự căn bằng trong hoạt động tố tụng. Coi trọng hơn hoạt động tranh

tụng trong xét xử để đảm bảo các bên được bình đẳng. Quan trọng hơn, pháp luật TTHS nước ta đã thật sự ngày một được hoàn thiện hơn khi có sự tiếp thu tư tưởng cũng như nội dung của một số điều ước, công ước quốc tế liên quan. Tạo ra sự phù hợp, hài hòa của pháp luật TTHS đối với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta.

Bên cạnh những mặt đạt được pháp luật TTHS cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định, có ảnh hưởng đến việc thể hiện tinh thần và nội dung của một số Điều luật, cụ thể là nguyên tắc SĐVT.

Một là, Về mô hình tốtụng, như đã nói. Mô hình TTHS ở nước ta hiện nay là mô hình TTHS thẩm vấn, kết hợp với tranh tụng, có thể nói ở hiện tại đây là một mô hình phù hợp với thể chế, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở nước ta. Bảo đảm được sự ổn định của Nhà nước, tuy nhiên xét dưới góc độ nguyển tắc SĐVT thì mô hình trên chưa thể hiện hết được tinh thần, nội dung cũng như phạm vi của SĐVT. Nguyên tắc SĐVT chỉ phát huy hiểu quả cao khi áp dụng với mô hình tranh tụng triệt để.

Hai là; Một số quy định về chứng minh, chứng cứ. Các quy định về vấn đề này còn nhiều điểm hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến quá trình tự chứng minh vô tội của người bị buộc tội. BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015 quy định, thẩm quyền đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự hoàn toàn thuộc về người tiến hành tố tụng nhưng Bộ luật này lại không quy định cụ thể về việc đánh giá, sử dụng chứng cứ không phải do cơ quan THTT thu thập mà chỉ đưa ra yêu cầu chung là “Người có thẩm quyền THTT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án”.

Bên cạnh đó, Họat động thu thập chứng cứ bằng việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa: Quy định này rất hình thức bởi thực tiễn, rất hiếm trường hợp Luật sư đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân đặc biệt là cơ quan, tổ chức Nhà nước cung cấp được các tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa. Như vậy, hoạt động thu

thập chứng cứ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể tiến hành tố tụng trong việc đánh giá xem Luật sư đã sử dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể thu thập chứng cứ được hay chưa.

Ba là; Trường hợp pháp nhân phạm tội. Đây là một trong những vấn đề còn bỏ ngõ, chưa được hướng dẫn cụ thể. Theo quy định điều luật thì chủ thể ở đây là “người bị buộc tội”, như vậy pháp nhân phạm tội không được quy định cụ thể thì có áp dụng nguyên tắc SĐVT đối với pháp nhân hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 47)