Các biểu hiện vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 55)

SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG

2.5.2. Các biểu hiện vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn

Nguyên tắc SĐVT là một nguyên tắc mới trong BLTTHS. Hiện nay tuy chưa có vụ án thể hiện vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội” một cách rõ ràng, nhưng qua thực giải quyết án hình sự trong thời gian trước đây, vấn có một số vụ án có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc này. Các vi phạm này được biểu hiện ở một số vấn đề sau:

Một là, Bắt, tạm giữvà truy cứu trách nhiệm hình sự không có căn cứ

Bắt, tạm giữ là một trong những hoạt động ban đầu của quá trình giải quyết vụ án, việc vi phạm các quy định về bắt, tạm giữ người bị buộc trong giai đoạn này có ảnh hưởng gián tiếp đến nguyên tắc SĐVT và hạn chế một số quyền cá nhân của họ. Mặc dù chưa có tội nhưng việc bị phân biệt đối xử, và việc chịu một số áp lực từ phía cơ quan điều tra ít nhiều có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý người bị buộc tội, dẫn đến một tình trạng chung là “bị ép nhận lỗi”. Trong giai đoàn này trách nhiệm thuộc về CQĐT và VKS, các vụ án oan sai thường xuất phát ngay tại giai đoạn ban đầu, các cơ quan tố tụng chưa thu thập được hoặc đã thu thập được các căn cứ nhưng không rõ ràng, còn mập mờ. Như vậy ngay từ ban đầu hồ sơ vụ án đã có sự sai lệch và phải mất rất nhiều thời gian để có thể phát hiện, giải quyết lại từ đầu. Và nếu phát hiện được thì quyền tự do thân thể của người bị buộc tội đã bị vi phạm

nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ và người thân.

Vụ án ông Hàn Đức Long không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự: Ông Hàn Đức Long cũng ở tỉnh Bắc Giang. Ngày 24/9/2011 TAND tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm đối với ông Hàn Đức Long về các tội hiếp dâm trẻ em, tù chung thân về tội giết người. Hình phạt chung của hai tội là tử hình. Ông Long kháng cáo kêu oan.

Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm các Luật sư bào chữa cho ông Long trình bày. Lời nhận tội của ông Long không phù hợp với một số điểm ở hiện trường vụ án như dấu vết trên thi thể cháu Yến, không phù hợp về không gian, thời gian và việc sử dụng thời gian để phạm tội nên đề nghị xử ông Long không phạm tội. Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã ra bản án phúc thẩm số 706/2011/HSPT ngày 29/11/2011 tuyên bố không chấp nhận kháng cáo của ông Hàn Đức Long và y án sơ thẩm. Trong thời gian chờ đợi thi hành hình phạt tử hình, ông Long có nhiều đơn kêu oan gửi đến cơ quan cấp cao của Đảng, Nhà nước đề nghị minh oan.

Ngày 9/5/2014 Chánh án TANDTC ra Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm số 706/2011/HSPT ngày 29/11/2011 của Tòa án phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và đối với bản án hình sự sơ thẩm số 48/2011/HSST ngày 24/9/2011 của TAND tỉnh Bắc Giang.

Hai bản án bị kháng nghị đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC chấp nhận kháng nghị và quyết định hủy hai bản án bị kháng nghị để điều tra lại vụ án. Với lý do có nhiều vi phạm trong điều tra vụ án.

Kết quả điều tra lại vụ án đã kết luận không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Hàn Đức Long về các tội danh đã bị khởi tố. Căn cứ vào kết quả điều tra lại. Ngày 20/12/2016 VKSND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định đình chỉ vụ án, ông Hàn Đức Long được trả tự do theo Quyết định số 04/KSĐ-TA ngày 20/12/2016 của VKSND tỉnh Bắc Giang. Tính ra ông Hàn Đức Long đã bị tù oan hơn 11 năm (tạm giam từ ngày 19/10/2005).

chiến lược cải cách, chỉ đạo quyết liệt các cơ quan tố tụng giảm thiểu oan sai. Nhờ đó, trong công tác khởi tố, điều tra ban đầu đã được bảo đảm, tình trạng bắt, tạm giữ người trái pháp luật được giảm thiểu rõ rệt.

Vụ án thứ hai về vấn đề khởi tố vụ án sai: Án oan vì hình sự hóa vụ án dân sự: Năm 1995, ông Chu Quang Hưng (thường trú tại 31 Kim Biên, phường 13, quận 5, TP.HCM) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Vụ án xuất phát từ một tranh chấp dân sự về việc mua bán nhà nhưng lại bị các cơ quan tố tụng hình sự hóa vụ việc. Cơ quan CSĐT Công an có kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Hưng thêm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do ông nhiều lần vay mượn tiền, vàng của một người mà không thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung sau khi VKSND thành phố Hồ Chí Minh ban hành cáo trạng truy tố ông Hưng về hai tội danh trên. Đến tháng 12.1996, sau 13 tháng bị tạm giam, ông Hưng được trả tự do. Năm 2005, VKSND thành phố Hồ Chí Minh ban hành các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với ông Hưng. VKSND thành phố Hồ Chí Minh xác định các giao dịch của ông với những người khác chỉ là quan hệ dân sự; hành vi của ông Hưng là không cấu thành tội phạm.

Như vậy, giai đoạn khởi tố ban đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp tục giải quyết đúng đắn vụ án về sau. Làm ảnh hưởng đến nguyên tắc SĐVT và quyền cá nhân của ngưởi bị buộc tội.

Hai là, Mớm cung, bức cung, nhục hình

Tình trạng điều tra viên mớm cung, bức cung trong quá trình lấy lời khai người bị tạm giữ hoặc hỏi cung bị can có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều tra. Từ đó, các điều tra viên trên tinh thần tư duy buộc tội đã vô hình áp dụng “suy đoán có tội”, và dẫn đến nhiều tình trạng oan sai như hiện nay. Các hành vi bức cung, dùng nhục hình thường diễn ra ngay sau khi bắt, tạm giữ hoặc khi lấy lời khai mà đối tượng không nhận tội. Tuy nhiên việc phát hiện và xử lý các trưởng hợp mớm cung, bức cung, nhục hình là hết sức khó khăn vì đây là một dạng hoạt động tố tụng đặc thù.

Theo báo cáo của VKS trong năm 2018, có 3 vụ án “Dùng nhục hình” dẫn đến chết người xảy ra tại cơ sở giam giữ; Đơn cử như vụ án dùng nhục hình xảy ra tại nhà tạm giữ Công an Tp.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Theo cáo trạng, Võ Tấn Minh (26 tuổi, ở P.Tấn Tài, TP.Phan Rang - Tháp Chàm) bị Cơ quan CSĐT Công an Ninh Thuận khởi tố về tội mua bán trái phép chất ma túy và giao cho Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm thụ lý theo thẩm quyền. Khoảng 15 giờ 30 ngày 8/9/2017, Minh được Cơ quan CSĐT Công an Ninh Thuận dẫn giải về Nhà tạm giữ Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm để tiếp tục giam giữ theo thẩm quyền. Minh được đưa lên phòng hỏi cung số 2 để học nội quy buồng giam, đồng thời khi được hỏi nguyên nhân đánh nhau nhưng Minh có thái độ không hợp tác; không thừa nhận hành vi vi phạm nên 5 bị cáo trên đã dùng tay, chân và một ống nhựa đường kính 2,7 cm, dài 53 cm (bên trong ống nhựa có nhét một khúc gỗ dài 10 cm) đánh vào người Minh. Sau đó, Minh bị còng tay, chân ở trong phòng hỏi cung thì đến khoảng 16 giờ 10 cùng ngày, phát hiện Minh đã chết lâm sàng.

Giám định pháp y về tử thi của Trung tâm pháp y tỉnh Ninh Thuận kết luận nguyên nhân Minh tử vong là do phù phổi cấp, xẹp phổi gây suy hô hấp, trụy tim mạch cấp tính, đa sung huyết phủ tạng trên cơ thể đa chấn thương.

Trước đó, ngày 13/9/2018, HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Ninh Thuận đã tuyên phạt các bị cáo gồm: Ngô Văn Sáng (32 tuổi) 7 năm tù; Trần Đức Lâm (29 tuổi) và Nguyễn Phạm Việt Hà (23 tuổi) cùng mức án 6 năm tù; Hồ Bá Đồng (27 tuổi) 5 năm tù và Vũ Trọng Trường (29 tuổi, cùng nguyên là cán bộ, chiến sĩ thuộc đội Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm) 3 năm tù cùng về tội dùng nhục hình. Sau phiên xét xử sơ thẩm, gia đình bị hại có đơn kháng cáo đề nghị tăng mức hình phạt, thay đổi tội danh từ dùng nhục hình sang tội giết người đối với các bị cáo; đồng thời các bị cáo có đơn xin giảm mức hình phạt.

Tại phiên phúc thẩm sáng 21/5/2019, HĐXX TAND cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh nhận định HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Ninh Thuận đã đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của vụ án và tuyên phạt 5 bị cáo về tội dùng nhục hình là có căn

cứ, đúng người, đúng tội nên HĐXX phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm; chỉ chấp nhận một phần kháng cáo dân sự của các bị cáo.

Ba là, Bản án kết tội oan, sai.

Án oan, sai là biểu hiện rõ nét nhất vi phạm nguyên tắc SĐVT. Việc vi phạm nguyên tắc SĐVT trong giai đoạn này thường chủ yếu do nguyên nhân xét xử theo kiểu “án tại hồ sơ”, không chú ý đến các chứng cứ, lời khai tại phiên tòa, ý kiến của luật sư bào chữa; việc xét xử lại căn cứ vào các giả định, phán đoán về tình tiết của vụ án hoặc các chứng cứ không xác thực.

Bốn là, Cơ quan thông tin đại chúng đưa tin sai sựthật.

Nguyên tắc SĐVT là nguyên tắc hiến định không ai được vi phạm, kể cả cơ quan thông tin đại chúng. Cơ quan thông tin đại chúng là các cơ quan có thể giúp cho nguyên tắc xét xử công khai và tác dụng tuyên truyền pháp luật của Tòa án vượt xa không gian chật hẹp của phòng xử án. Cơ quan thông tin đại chúng không chỉ làm dư luận xã hội chú ý về những vấn đề nội dung của vụ án mà còn chú ý cả những khía cạnh khác của hoạt động tố tụng như những khiếm khuyết, sai phạm, văn hóa ứng xử, sự thiếu khách quan của những người tiến hành tố tụng. Khi thông tin của cơ quan thông tin đại chúng là xác thực thì những trường hợp trên có tác dụng tích cực trong việc tuân thủ pháp chế, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan THTT. Nhưng thực tế cho thấy, có những trường hợp vụ án mới trong giai đoạn điều tra, truy tố và đang xét xử thì cơ quan thông tin đại chúng đã đăng những bài viết mà trong đó người bị buộc tội được mô tả như những đối tượng nguy hiểm, phải đền tội bằng những hình phạt nghiêm khắc nhất. Điều muốn nói ở đây là, khi vụ án đang ở trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc đang xét xử, chưa có bản án thì các cơ quan thông tin đại chúng đã tự kết tội những người đó.

HĐXX độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bản án, quyết định của HĐXX phải dựa vào các chứng cứ được xem xét công khai tại phiên tòa, không bị ràng buộc bởi bất kỳ ý kiến đánh giá về chứng cứ, về tình tiết, sự kiện trong vụ án của bất kỳ ai. Nhưng HĐXX bao gồm những con người và họ có thể phải chịu tác động tâm lý từ cơ quan thông tin đại chúng khi nghị án. Không loại trừ khả năng trong số

những người đọc báo, xem truyền hình, nghe đài có thể có những người tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại, người làm chứng, người giám định hay người phiên dịch. Liệu có gì bảo đảm rằng những lời khai của họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng chi phối của những thông tin về vụ án mà họ biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng? Và như vậy, quá trình làm sáng tỏ sự thật của vụ án sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng vấn đề cần đặt ra ở đây là, nếu bản án của hội đồng xét xử có những nội dung giống như cơ quan thông tin đại chúng đã khẳng định, thì trong nhận thức của công chúng, cơ quan thông tin đại chúng là người xử án, còn HĐXX là người chạy theo cơ quan thông tin đại chúng hoặc HĐXX đã chịu sự tác động của cơ quan thông tin đại chúng khi thực hiện chức năng xét xử. Dưới góc độ SĐVT, trong thời gian qua các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí đã có những vi phạm ảnh hưởng đến quyền con người và hơn hết là quyền được SĐVT của

người bị buộc tội, cụ thể:

Thứ nhất, đưa tin không trung thực, chính xác, khách quan, quy kết tội danh, luận tội… khi chưa có bản án kết tội của Tòa án. Những chủ thể này luôn biết rằng: Chính xác, khách quan, trung thực là những nguyên tắc hàng đầu của báo chí. Thế nhưng, để phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin hàng giờ, hàng phút của công chúng, nhiều tờ báo vào cuộc đua thông tin mới nhất, nóng nhất. Thậm chí, một số nhà báo không trực tiếp đến hiện trường lấy thông tin mà chỉ cóp nhặt trên mạng xã hội, tổng hợp từ những lời đồn đoán và đưa tin, từ đó dẫn đến thông tin không chính xác, trung thực, thậm chí mâu thuẫn trong chính các bài viết của mình.[11]

Thứ hai, sử dụng ngôn từ, hìnhảnh miệt thị đối với người bịquy kết có tộivà gia đình của họ. Phổ biến nhất của biểu hiện này là hình thức gọi nghi phạm trong vụ án với những từ miệt thị như là hung thủ”, “hung thủ giết nguời”, “sát thủ”, “kẻ giết người”, “kẻ thủ ác”, “tên giết người”, “kẻ thủ ác”, “kẻ lừa đảo”… dù chưa biết chính xác họ có tội hay không. Việc báo chí dùng những lời lẽ, ngôn ngữ miệt thị đối với nghi phạm vừa tạo ra ác cảm với những nghi phạm, vừa gây bất lợi cho nghi phạm trong quá trình các cơ quan chức năng đi tìm sự thật của vụ án. Việc sử dụng hình ảnh nghi can, nghi phạm, hình ảnh và thông tin người thân của họ trên

nhiều tờ báo cũng rất tùy tiện.

Hiện nay, các thiết bị quay phim, chụp ảnh ngày càng trở nên phổ biến, cộng thêm sự trợ giúp của internet nên hình ảnh được phát tán rộng với tốc độ lớn nên bất cứ ai cũng có thể dễ dàng trở thành nạn nhân bị xâm phạm hình ảnh, đời tư cá nhân. Ðể vừa bảo đảm nhu cầu và quyền được thông tin của công chúng, vừa tôn trọng quyền cá nhân đối với hình ảnh, báo chí khi chụp ảnh và đưa hình các nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo cần chọn những góc ảnh, hình ảnh không vi phạm quyền con người hay gây tổn thương, bất lợi cho họ trong thời gian các cơ quan chức năng điều tra và xét xử vụ án.

Thứ ba, “đào bới” thông tin trong quá khứcủa nghi phạm, “moi móc” thông tin về người thân theo hướng bất lợi cho nghi phạm. Giữ gìn và bảo vệ nhân phẩm con người là một trong những nhiệm vụ của những người làm báo. Nhưng hiện nay, tình trạng “bới móc” đời tư làm xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ danh dự các cá nhân (đặc biệt là các bị can, bị cáo, nghi can, nghi phạm và những người thân của họ) trên báo chí đang ngày càng phổ biến. Khi một vụ án xảy ra, ngoài việc thông tin về vụ án, các nhà báo còn “tranh thủ” “vào cuộc” để tìm hiểu thông tin về đời tư, quá khứ của các nghi can, nghi phạm và cả người thân của họ. Từ tên, tuổi, quê quán, địa chỉ nhà, các mối quan hệ… cho đến thói quen, sở thích, nghề nghiệp… từ trong quá khứ, hiện tại đến “tưởng tượng” tương lai đều được các nhà báo “bới móc”.[11]

Thứ tư, tưởng tượng diễn biến câu chuyện, vụ án và miêu tả chi tiết tình tiết với những ngôn ngữ, hình ảnh rùng rợn. Thời gian qua, nhiều tờ báo đưa tin quá đậm, tới mức dày đặc về các vụ án giết người. Nhiều bài báo còn mô tả chi tiết, rùng rợn, kết hợp với một số kết luận có tính suy diễn, quy chụp làm méo mó bản chất sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 55)