Hoàn thiện một số quy định về suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 61 - 64)

MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘ

3.2.1 Hoàn thiện một số quy định về suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự

hình sự 2015

khoa học và về cơ bản đã khắc phục được những bất cập, vướng mắc trong các quy định của BLTTHS năm 2003, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT, theo chúng tôi BLTTHS năm 2015 cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện một số quy định liên quan đến vấn đề này. Cụ thể như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự phù hợp

Hiện nay nước ta đang vận dụng mô hình tố tung thẩm vấn, kết hợp bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa. Đây là một mô hình tố tụng phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta hiện nay, đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác xét xử, phòng chống oan sai và không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội có những bước phát triển mới, đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, những thay đổi này đòi hỏi phải có những cải cách trong TTHS. Theo đó cần định hướng hoàn thiện mô hình tố tụng theo hướng pha trộn giữa thẩm vấn và tranh tụng, nhưng thiên về tranh tụng hơn. Xác định rõ bên buộc tội và bên bào chữa, Tòa án chỉ với vai trò rung gian và điều hành phiên Tòa. Đây là định hướng là phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và bảo vệ quyền con người.

- Hoàn thiện hệ thống nguyên tắc TTHS

Một là, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng giúp người bị buộc tội tự bảo vệ mình, tuy nhiên các quy định cụ thể liên quan đến vấn đề này vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, các quy định về quyền bào chữa hiện nay thường được quy định một cách rãi rác, xuyên suốt BLTTHS. Điều này dẫn đến việc áp dụng các quy định pháp luật không được thống nhất, không bao quát hết để có thể vận dụng chính xác. Vì vậy, Cần quy định một chương riêng về quyền bào chữa, tập hợp những điều luật một cách thống nhất, logic khi áp dụng. Việc quy định một chương riêng về quyền bào chữa cũng

nói lên tầm quan trọng của quyền bào chữa trong hệ thống TTHS.

Hai là, Ghi nhận và hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng. Yếu tố tranh tụng tập trung cao nhất ở giai đoạn xét xử thể hiện qua hoạt động tranh luận. Tuy nhiên, tranh tụng không chỉ xuất hiện ở giai đoạn xét xử mà nó xuất hiện đồng thời với buộc tội, gỡ tội. Bởi có buộc tội thì có nhu cầu gỡ tội để thu thập chứng cứ, chứng minh lý lẽ, phản biện. Vậy nên việc ghi nhận như tại Điều 26 BLTTHS 2015 “Đảm bảo tranh tụng trong xét xử” là vẫn chưa khái quát hết được vai trò của nguyên tắc tranh tụng. Do đó, nên quy định “ Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự” là một nguyên tắc cơ bản của TTHS. Bởi nguyên tắc này nên tồn tại từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn xét xử sẽ góp phần đảm bảo chân lý khách quan của vụ án, làm cơ sở để loại trừ các sai phạm tư pháp như: bức cung, nhục hình,… làm sai lệch hồ sơ vụ án. Quan trọng hơn là bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình giải quyết vụ án giữa các chủ thể. Ngoài ra, cần quy định: Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án nên chỉ giữ vai trò là trọng tài điều khiển tranh tụng tại phiên tòa giữa đại diện VKS với luật sư và bị cáo, các bên tranh tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh và tiến hành đối đáp là chủ yếu. Tòa án đóng vai trò là người điều hành nhưng có quyền tham gia xét hỏi bất cứ khi nào và với tất cả các chủ thể nào nhằm mục đích xác định sự thật khách quan.

Ba là, hoàn thiện nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự. Nguyên tắc này quy định trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự thuộc về các cơ quan có thẩm quyền THTT mà ở đây là CQĐT, VKS, TA. Nội dung trên có lẽ phần nào trái với tinh thần cải cách tư pháp, bởi cần xác định rõ quyền hạn và nhiệm vụ nhất định của từng cơ quan THTT. CQDT và VKS là hai cơ quan phải có trách nhiệm khởi tố VAHS, tuy nhiên việc quy định TA là cơ quan có trách nhiệm khởi tố vụ án là không hợp lý. Do đó cần cân nhắc định hướng có nên giao trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự cho tòa án hay không. Nếu phải thực thi trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự liệu có ảnh hưởng đến chức năng xét xử của Tòa án và có lấn sang chức năng công tố không. Theo quan điểm tác giả nên tách biệt Tòa án là một cơ quan chỉ có chức năng xét xử mà không có trách nhiệm khởi tố vụ án.

Bốn là, hoàn thiện nguyên tắc xác định sự thật vụán. Pháp luật TTHS quy định CQĐT, VKS, TA là 03 cơ quan có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tuy nhiên theo tác giả, với định hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan THTT như Nghị quyết số 49 Bộ Chính trị đã nêu thì nên bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tòa án, trách nhiệm này thuộc chức năng của CQĐT và VKS. Việc Tòa án tham gia hoạt động chứng minh tội phạm thì cũng đồng nghĩa với việc mô hình tố tụng nước ta sẽ chuyển sang mô mình thẩm vấn. Theo đó, nguyên tắc này cần quy định lại theo hướng như sau “ Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát, Tòa án không có trách nhiệm chứng minh tội phạm…”

Năm là, quy định “Quyền im lặng” trong TTHS. Quyền im lặng là một quyền cơ bản của con người, mới được Nhà nước ta đề cập trong Hiến pháp 2013 mà chưa được cụ thể hóa vào trong BLTTHS 2015. Mặc dù một số quy định pháp luật tths đã có sự mặc nhiên thừa nhận “Quyền im lặng” nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quy định cụ thể nào nói về nội dung cũng như phạm vi của Quyền im lăng. Do đó, cần bổ sung quy định về “Quyền im lặng” trong BLTTHS 2015 để người bị buộc tội có quyền tự bảo vệ mình trước những áp lực từ phía cơ quan buộc tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)