SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT TTHS 2015 VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG
2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự
tố tụng hình sự
Dưới góc độ SĐVT, tác giả nhận thấy rằng BLTTHS 2015 đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc tôn trọng giá trị quyền con người thông qua các biện pháp cưỡng chế TTHS.
Trước tiên, nội dung SĐVT được thể hiện ngay tại biện pháp ngăn chặn đầu tiên tại BLTTHS 2015: “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Đây là biện pháp
ngăn chặn mới được quy định tại Điều 110 BLTTHS 2015 và thay thế cho biện pháp “bắt người trong trường hợp khẩn cấp” trong BLTTHS 2003. Có thể nhận thấy rằng, tình thần SĐVT đã được đưa vào trong điều luật, ngay từ việc thay đổi thuật ngữ từ “ bắt người” sang “ giữ người”, vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ việc thay đổi từ ngữ mà bản chất là Bộ luật yêu cầu phải có sự coi trọng quyền con người. Việc bắt người luôn tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân, một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người, không thể bị áp dụng một cách tùy tiện. Dưới góc độ SĐVT nhận thấy quy định thuật ngữ như vậy phần nào phản ánh lên sự đối xử, định kiến có tội. Việc bắt người được tiến hành trước và sau đó VKS mới phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Việc quy định như vậy có thể thấy được sự áp dụng tùy nghi, mang tính chất cứng nhất, luôn áp đặt chủ thể vào một tình trạng phải chịu TNHS. Bộ luật TTHS hiện hành đã thay đổi thuật ngữ “giữ người” đã thể hiện được sự khách quan hơn của pháp luật TTHS. Mặc dù các căn cứ để xác định “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” về cơ bản vẫn giống các căn cứ để bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên điểm tiến bộ ở đây là căn cứ để “giữ” chứ không phải để “bắt”. Trên tinh thần này, thái độ cần thiết của người có thẩm quyền là phải đối xử với người có liên quan đến việc phạm tội như mọi công dân bình thường, không định kiến với những tiêu cực trong quá khứ của họ. Bởi vì, họ chưa phải là người có tội, mọi quyết định áp dụng đối với họ phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp như công dân bình thường.
Thứ hai, trảtự do khi chưa có đủ căn cứ đểgiữ, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ.
Điều 110 BLTTHS hiện hành quy định rõ ràng 03 căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ, Tuy nhiên để đi vào cụ thể như thế nào là có đủ căn cứ xác định chuẩn bị phạm tội? dấu vết tìm được có phải là dấu vết của tội phạm hay không?..vv Tất cả những hoạt động nghiệp vụ cụ thể trên của các chủ thể có thẩm quyền đều mang trong đó một nhận thức, tư duy giả định về vụ việc. Nhận thức đó có thể đúng hoặc sai tùy vào cách nhìn nhận sự việc từ chủ thể có thẩm quyền đối với từng trường hợp. Do vậy, tinh thần suy đoán đã được thể hiện vào trong phương hướng
giải quyết của các biện pháp ngăn chặn, cụ thể: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trưởng hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ nếu có đủ căn cứ hoặc trả tự do ngay cho họ. Quy định này bảo đảm sự đúng đắng của chủ thể có thẩm quyền khi ra quyết đinh áp dụng pháp luật và phù hợp với tinh thần suy đoán vô tội của Bộ luật. Bởi lẽ, mọi vấn đề khi không có đủ căn cứ để buộc tội thì phải suy đoán theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra lệnh giữ, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc tạm giữ thì phải được cơ quan VKS phê chuẩn. VKS kiểm sát chặt chẻ các căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong một số trường hợp phải gặp trực tiếp họ để hỏi và xem xét trước khi phê chuẩn. Nếu không phê chuẩn thì người đã ra lệnh phải trả tự do ngay cho người bị giữ, tạm giữ. Tinh thần của SĐVT như một lần nữa lại được khẳng định, mọi quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với người bị buộc tội luôn phải có căn cứ xác định và phải được tiến hành theo trình tự thủ tục. Hạn chế được sự áp dụng tùy nghi của chủ thể có thẩm quyền. Với sự kiểm sát chặt chẽ như vậy, người bị giữ, tạm giữ sẽ được bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng, hạn chế được tình trạng vi phạm tinh thần SĐVT. Điều này cho thấy sự đối xử công bằng, sự công khai rõ ràng của pháp luật TTHS, vừa bảo đảm pháp luật TTHS được thực thi đúng đắn, không làm oan sai bỏ lọt tội phạm nhưng vẫn bảo đảm được quyền của cá nhân, con người. Pháp luật cho phép các chủ thể THTT một thời gian để xác định, làm rõ hành vi của người bị buộc tội là có phạm tội hay không để ra quyết định xử lý, sau thời gian trên nếu không có căn cứ thì phải trả tự do cho họ. Đây không phải là một nội dung mới trong BLTTHS 2015 nhưng qua đó có thể thấy được sự thể hiện của SĐVT trong tinh thần của điều luật.
Thứ ba, Nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện dưới góc độ bảo đảm thu thập chứng cứ. Bảo đảm chứng cứ là bảo đảm căn cứ để buộc tội hoặc gỡ tội của người bị buộc tội và chủ thể buộc tội. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để có thể
áp dụng được nguyên tắc SĐVT. Trong các biện pháp cưỡng chế thì nội dung này được thể hiện qua các quy định về trình tự thủ tục, nội dung biên bản, thu giữ tài liệu, đồ vật liên quan đến hành vi tội phạm. Lời khai, ý kiến, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ phải được lập và đưa vào biên bản. Khi giao cho cơ quan khác cũng phải lập biên bản giao nhận, trong đó phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khỏe của người bị giữ, bị bắt và những tình tiết xảy ra khi giao nhận.
Sự thể hiện của SĐVT còn nằm trong nội dung một số biện pháp ngăn chặn khác như: Bảo Lĩnh, đặt tiền bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, Đây là các biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam được áp dụng đối với bị can bị cáo. Cùng với việc được áp dụng biện pháp này, bị can, bị cáo phải có nghĩa vụ cam đoan một số vấn đề. Cụ thể như không cưỡng ép, xúi gục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án..vv Nhận thấy, việc bảo đảm những chứng cứ trên là hết sức quan trong, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, làm mất đi tính chính xác, tính khách quan của chứng cứ. Bảo đảm những nội dung trên chính là bảo đảm những căn cứ để chứng minh người bị tội có lỗi hay không có lỗi.
Các quy định pháp luật TTHS về hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và hủy bỏ biện pháp cưỡng chế là một trong những sự thể hiện của nguyên tắc SĐVT. Khi có một trong những căn cứ được xác định như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc bị cáo bị tuyên vô tội ..vv thì cơ quan THTT phải ra quyết định hủy bỏ để trả tự do cho người bị buộc tội hoặc thay thế biện pháp khác. Việc quy định như vậy một lần nữa cho thấy sự đối xử công bằng của pháp luật TTHS đối với các chủ thể bị buộc tội khi chưa có bản án, quyết định có hiệu lực cuối cùng của Tòa án.
Như vậy, Bộ luật TTHS 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn đã có những sự thay đổi tích cực trong việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội hoặc liên quan. Đã có những hướng mở trong việc chứng minh tội phạm, hạn chế được tư tưởng duy ý chí của chủ thể THTT. Bảo đảm các chủ thể bị áp dụng phù hợp với từng tình
trạng pháp lý, không bị đối xử quá mức. Bên cạnh đó quá trình thu thập chứng cứ của được bảo đảm hơn. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng đắn có tác dụng bảo đảm quá trình THTT được khách quan, góp phần phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, trong trường hộ người bị oan sai bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì không những thiệt thòi cho bản thân người đó mà gia đình và những người thân của họ cũng bị ảnh hưởng.