Đặc điểm của chithường xuyên ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. Đặc điểm của chithường xuyên ngân sách Nhà nước

Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng. Hầu hết các khoản chi thuờng xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức. Các hoạt động này hầu như không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tuy nhiên những khoản chi thuờng xuyên lại có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một

môi trường kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng lao động thông qua các khoản chi cho giáo dục đào tạo.

Phạm vi và mức độ chi thuờng xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, vì phần lớn các khoản chi thuờng xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.

Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ kế hoạch.

Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác của NSNN, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của Quốc gia. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị, xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.”

1.3.4. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN. Thông qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính sách xã hội... góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều chỉnh thị trường để thực hiện mục tiêu của Nhà nước. Nói cách khác chi

thường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh. Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo ổn định, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của Nhà nước.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27 - 29)