Bộ máy quản lý chithường xuyên của UBND xã Đại Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 54 - 57)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Thực trạng công tác quản lý chithường xuyên ngân sách tại Ủy ban

2.3.2. Bộ máy quản lý chithường xuyên của UBND xã Đại Phước

2.3.2.1. Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách tại UBND xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Chi thường xuyên ngân sách tại UBND xã Đại Phước do UBND xã Đại Phước xây dựng quản lý, điều hành, được HDND xã quyết định và giám sát thực hiện. Chi thường xuyên ngân sách xã Đại Phước có đặc điểm chung cơ bản sau:

Về đặc thù: Chi thường xuyên ngân sách xã là một cấp ngân sách, bên dưới không có đơn vị dự toán trực thuộc. Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán đặc biệt không có đơn vị dự toán cấp trực thuộc. Khác với những đơn vị sử dụng ngân sách khác, các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã phải đảm bảo cho hoạt động của nhiều ban, tổ chức trực thuộc xã nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh, chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, chi hỗ trợ y tế, giáo dục và các nhiệm vụ chi quan trọng khác trên địa bàn xã.

Về cân đối ngân sách: nguyên tắc“cân đối ngân sách xã phải đảm bảo chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định, ngân sách xã không được đi vay hoặc huy động, chiếm dụng vốn của các cá nhân, tổ chức dưới mọi hình thức để cân đối”ngân sách. Do đó, nếu tình trạng thiếu hụt ngân

sách xảy ra, ngân sách xã sẽ tạm ứng từ ngân sách cấp trên nhưng phải hoàn trả trong năm ngân sách. Đối với ngân sách xã, nếu thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách thì phần kết dư sẽ được hạch toán vào thu ngân sách năm sau.

Hệ thống văn bản quy định tại UBND xã thường xuyên phát sinh và thay đổi theo từng mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong năm. UBND xã thực hiện các chế độ, định mức theo quy định cụ thể của Sở tài chính cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Ttuy nhiên, khi các văn bản chưa được cập nhật kịp thời hoặc do cơ quan cấp trên chưa ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng các văn bản đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương dẫn đến việc chi không phù hợp.

Trình độ quản lý ở mỗi địa phương khác nhau, khi đó quan điểm, triết lý và phong cách lãnh đạo khác nhau có thể dẫn đến sự khác nhau trong các khoản chi thường xuyên tại các UBND xã. Khi đó, vai trò của quản lý chi thường xuyên là vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp hướng tới sự thống nhất trong các khoản chi thường xuyên.

Năng lực, trình độ của cán bộ, công chức làm việc tại các UBND xã còn hạn chế dẫn đến có những khoản chi không đúng do cố ý hoặc vô tình tạo ra để chi cho các hoạt động phát sinh tại địa phương.

Về mặt tuyên truyền tại các UBND xã cũng chưa hiệu quả từ UBND xã xuống các thôn, xóm, ấp. Việc quyết toán trễ các khoản chi ở đây so với thời gian quy định thường xuyên xảy ra do công tác tuyên truyền, phổ biến quy định thanh toán chưa thực sự hiệu quả, vì thế công tác chi thường xuyên gặp không ít khó khăn trong việc quyết toán chứng từ.

Công tác giám sát các khoản chi chưa thực sự hiệu quả khi hoạt động của ban thanh tra nhân dân chưa chặt chẽ, đa số các ban thanh tra nhân dân hoạt động không hiệu quả, chưa phát huy được tác dụng khi trình độ các thành viên chưa đáp ứng được khâu kiểm tra giám sát công tác kế toán, quyết

toán số chi thường xuyên định kỳ.

Từ những đặc điểm trên, tác giả nhận thấy việc quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN tại UBND xã Đại Phước là rất quan trọng và cần thiết. Quản lý chi thường xuyên ngân sách cần được chuẩn hóa và áp dụng tại các UBND xã để tạo tính thống nhất và có tính hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm khi chi sai chế độ, hạn chế việc thanh toán chậm trễ, chống lãng phí, tiêu cực trong công tác quản lý tài chính tại UBND xã Đại Phước.”

2.3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách tại UBND xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Tại xã Đại Phước, công tác tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã nói chung và quản lý chi thường xuyên nói riêng, bao gồm: Chủ tịch UBND xã, là chủ tài khoản, Trưởng Bộ phận tài chính, kế toán xã, kế toán ngân sách xã và một thủ quỹ. Trong đó:

- Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ - HĐND - UBND về công tác quản lý, chấp hành và quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm cũng như các hoạt động của Bộ phận tài chính, kế toán xã.

- Trưởng Bộ phận tài chính, kế toán xã:

Trưởng Bộ phận tài chính, kế toán xã Đại Phước hiện nay có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt nghiệp đại học về tài chính kế toán. Trực tiếp quản lý, điều hành hoàn bộ hoạt động của Bộ phận tài chính, kế toán xã theo sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND xã.”

Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đại Phước:

+ Quản lý“hoạt động thu, chi ngân sách xã và các hoạt động về tài chính khác”ở xã.

+ Thực hiện công tác lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán ngân sách xã và các quỹ của xã.

Trưởng Bộ phận tài chính, kế toán xã, Chủ tịch UBND xã trong công tác quản lý hoạt động thu, chi ngân sách của xã; chấp hành ngân sách”xã; thực hiện“tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách, báo cáo tài chính hàng năm theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ phận tài chính, kế toán xã, UBND xã về nghiệp vụ trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách”xã.

- Thủ quỹ: Tại xã Đại Phước hiện có một cán bộ làm công tác thủ quỹ riêng không kiêm nhiệm.

Là người quản lý toàn bộ quỹ tiền mặt của xã, có trách nhiệm rút tiền mặt từ KBNN về nhập quỹ, thu tiền hay xuất quỹ khi có yêu cầu thu, chi; Thực hiện lập báo cáo quỹ theo quy định; Chịu trách nhiệm trước Bộ phận tài chính, kế toán xã, UBND xã về công tác quản lý thu, chi tiền mặt của Xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại ủy BAN NHÂN dân xã đại PHƯỚC, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)