5. Bố cục của luận văn
1.4. Quản lý chithường xuyên ngân sách Nhà nước
1.4.4. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quá trình kiểm soát ch
ngân sách Nhà nước
“Trên cơ sở dự toán được duyệt và các chính sách chế độ chi thường xuyên ngân sách xã, thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN. Thực hiện kiểm tra, thanh tra theo định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo chi thường xuyên ngân sách hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc xã. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình.
Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính. Hình thức này sẽ do cơ quan chức năng chuyên trách của ngành hoặc của Nhà nước thực hiện, mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chính của đơn vị nào đó.
Mục đích thực hiện thanh kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế và cá nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành ngân sách các đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực trong quản lý NSNN, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững hơn.”
1.4.4. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quá trình kiểm soát chithường xuyên thường xuyên
“KBNN là người xuất quỹ ngân sách thì chi NSNN là việc sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, cho an ninh quốc phòng, cho phúc lợi công cộng, cho an sinh theo
các nhiệm vụ mà NSNN phải trang trải bằngcác hình thức tổ chức chi thích hợp nhằm qua đó đảm bảo cho các khoản chi NS đáp ứng yêu cầu đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Do đó, trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện được các vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính, KBNN có quyền từ chối thanh toán. KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền. Vì vậy, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của nhà nước. Công việc kiểm tra đó được KBNN thực hiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi thường xuyên NSNN trên các phương diện như dự toán ngân sách được duyệt thẩm quyền chuẩn chi, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi của nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấp không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ, chính sách của nhà nước thì KBNN từ chối cấp phát, thanh toán. Như vậy, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của”
“Cơ quan tài chính, hoặc đơn vị thụ hưởng ngân sách một cách đơn thuần. Ngược lại, KBNN hoạt động có tính độc lập tương đối, theo cơ chế tác động trở lại đối với các cơ quan, đơn vị này. Thông qua đó, KBNN có thể bảo đảm tính chặt chẽ trong quá trình sử dụng công quỹ nhà nước, đặc biệt trong khâu mua sắm, xây dựng, sữa chữa,… Chính vì vậy, không những đã hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực mà còn bảo đảm cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm, có hiệu quả. Đồng thời tham gia kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán góp phần chống tiêu cực, đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính, tiền tệ.
Thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN
theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách và từng khoản chi chủ yếu. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân cùng với các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu nhằm cải tiến và hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi NSNN qua Kho Bạc Nhà Nước.”